Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_leftThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_voting_barThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_right 
fudo85 (45)
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_leftThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_voting_barThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_leftThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_voting_barThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_leftThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_voting_barThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_leftThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam I_voting_barThời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam   Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam Icon_minitimeFri Mar 26, 2010 5:02 pm

Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam
Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở Bình-Gia (Lạng Sơn), nhiều công cụ thuộc buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ ở núi Đọ, núi Quan Yên (Thanh Hoá). Đó là dấu vết xưa nhất hiện nay ta biết về giai đoạn bầy người nguyên thủy trên đất nước ta.Thời ấy cách ngày nay hàng mấy chục vạn năm.
Bấy giờ, mực nước biển Đông thấp gần trăm mét so với ngày nay. Vì vậy, đất nước ta khi ấy qua bán đảo Ma-lai-xi-a còn nối liền với các đảo Gia-va, Xu-ma-tơ-ra, Ca-li-man-tan của In-đô-nê-xi-a. Các kết quả nghiên cứu địa chất và khí hậu học còn cho biết trong thời kỳ này xen kẽ những kỳ khô hạn là những kỳ mưa nhiều khiến khí hậu Việt Nam ẩm và mát hơn bây giờ một chút. Trong rừng rậm, trên thảo nguyên, có nhiều đàn voi răng kiếm, gấu mèo, tê ngưu, lợn lòi, hổ, báo, hươu, nai, đười ươi, vượn, khỉ, cầy, chồn...sinh sống. Những bầy người nguyên thuỷ sống dựa vào hang đá, lùm cây, đi dọc bờ suối, bờ sông tìm kiếm thức ăn bằng hái lượm và săn bắt.
Người ta đã phát hiện được ở núi Đọ hàng vạn công cụ đồ đá cũ; người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ, tạo nên những công cụ chặt, rìu tay, nạo...bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ, thuật ngữ khảo cổ gọi là mảnh tước. Với những đồ đá đó, người nguyên thủy có thể chặt cây, vót gậy tre, lao gỗ, xẻ thịt, đập vỡ xương thú săn bắt được... Loại hình công cụ nghèo nàn, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ là đặc điểm của thời kỳ đồ đá cũ. Di tích núi Đọ là bằng chứng về sự có mặt của những chủ nhân sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam vào thời kỳ tổ chức xã hội loài người đang hình thành.
Cách ngày nay khoảng ba, bốn vạn năm, vào thời kỳ bộ tộc nguyên thuỷ, cư dân bản địa đã đông đúc hơn. Người ta đã phát hiện được dấu tích con người cùng với những hóa thạch động vật cổ ở hang Hùm (Yên Bái), hàng Thung Lân (Ninh Bình). Đó là những thị tộc, bộ lạc sống trong hang động miền núi đá vôi. Tuy nhiên, cũng đã có những thị tộc, bộ lạc tiến ra sinh sống ở miền đồi trung du vốn là miền phù sa cổ của sông Hồng với rừng rậm phủ dày. Những hiện vật đá cuội ghè đẽo thô sơ thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ đá giữa tìm thấy ở di chỉ Sơn Vi (Phú Thọ) là những minh chứng chắc chắn cho giả thuyết này.
Văn hóa đá cuội ghè được tiếp nối với hai nền văn hóa Hòa Bình (thuộc thời đại đồ đá giữa) và văn hóa Bắc Sơn (thuộc buổi đầu thời đại đồ đá mới) cách ngày nay khoảng một vạn năm. Ở các nền văn hoá này, bên cạnh kỹ thuật chẻ đẽo, người nguyên thủy đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên những chiếc rìu Bắc Sơn (rìu tứ giác mài lưỡi) nổi tiếng. Văn hóa Bắc Sơn là một trong những di chỉ văn hóa có rìu mài sớm trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này người ta còn phát hiện được những đồ gốm đầu tiên được nặn bằng tay.
Việt Nam là đất nước của hàng trăm loại tre, nứa. Tre, nứa đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hóa nguyên thủy cũng như trong đời sống người Việt Nam sau này. Chúng được dùng làm gậy, lao, cung tên, đồ đan lát, thừng bện... Do bị thời gian huỷ hoại nên đến nay không còn chứng tích công cụ tre, nứa của người Việt cổ; tuy nhiên ta vẫn có thể tìm thấy dấu vết của tre, nứa trên các hoa văn đồ gốm sơ kỳ.
Cùng những thị tộc, bộ lạc ở miền núi, trung du trên đất nước Việt Nam khi ấy, còn có những tập đoàn người nguyên thủy sinh sống ở miền ven biển Đông. Họ là chủ nhân của các nền văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Trải qua mấy nghìn năm, đống vỏ sò điệp do họ vứt ra sau những bữa ăn đã chất cao thành gò, rộng hàng trăm mét vuông. Người nguyên thủy sinh sống ở ven bờ biển còn khai thác đá gốc (thạch anh) làm công cụ. Họ chôn người chết trong những mộ huyệt tròn đào giữa đống sò điệp và chôn theo người chết một vài công cụ đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc xuyên lỗ...
Với đồ đá, đồ tre gỗ, đồ đựng bằng đất nung, các thị tộc nguyên thủy đi săn và hái lượm có hiệu quả hơn. Ngoài việc mò cua, bắt ốc, chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn còn săn được nhiều thú như lợn rừng, hươu nai, trâu bò rừng, tê ngưu, voi... Chủ nhân các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số cây ăn quả, cây cỏ củ, rau đậu, dưa... . Từ cuộc sống hái lượm những sản vật sẵn có của tự nhiên, người nguyên thủy Việt Nam sớm bước vào cuộc sống sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh nghề săn, nghề đánh cá phát đạt, nghề nông đã ra đời cùng với việc chăn nuôi gia súc nhất là trên các vùng châu thổ của các con sông lớn.
Nhiều nhà nông học khẳng định bán đảo Đông Dương là quê hương của cây lúa. Ở đây có nhiều loại lúa hoang hiện còn tồn tại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bà con trong vùng thường gọi là lúa ma hoặc lúa trời. Dấu vết con người thời kỳ nguyên thủy có thể tìm thấy ở mọi miền trên đất nước Việt Nam từ vùng cực Bắc đến cực Nam. Họ để lại những di tích hang động và di tích ngoài trời ở miền núi, đồng bằng kể cả ở những vùng đất thấp sình lầy Nam Bộ trước khi hình thành nhà nước Việt Nam đầu tiên. Như vậy là vào thời đại đồ đá, trên nhiều vùng ở nước ta đã xuất hiện những nền văn hóa nguyên thủy đặc sắc, trong đó bên cạnh nền kinh tế hái lượm đã bắt đầu phát triển nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước.
Con người đã xuất hiện khá sớm trên đất Việt Nam. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của người vượn Homo erectus trong một số hang động ở Lạng Sơn và Nghệ An. Ðặc biệt là ở hậu kỳ thời đá cũ (văn hoá Sơn Vi cách ngày nay 10.000 - 23.000 năm), con người đã phân bố khá rộng và khá đông trên đất Việt Nam.
Văn hoá Sơn Vi
Văn hoá Sơn Vi mang tên xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, do các nhà khảo cổ Việt Nam phát hiện và xác lập danh pháp vào năm 1968. Đến nay, hơn 140 địa điểm VHSV được phát hiện, phân bố chủ yếu trên các đồi gò trung du, một số di tích hang động Bắc Việt Nam. Công cụ đều làm từ đá cuội sông suối, ghè đẽo một mặt là chính, vết ghè trên một rìa cạnh tạo ra công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, phần tư viên cuội, hai hoặc ba rìa; cùng với một số công cụ mảnh tước kém định hình. Cư dân VHSV chưa biết đến kĩ thuật mài công cụ đá và làm gốm, hoạt động kinh tế chủ yếu là săn bắn và hái lượm, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi. VHSV có niên đại cuối Cánh Tân (Late Pleistocene), tồn tại trong khoảng từ 23.000 đến 11.000 năm cách ngày nay. VHSV khác văn hoá Hoà Bình, có trước văn hoá Hoà Bình và phát triển sang văn hoá Hoà Bình, thuộc hậu kì thời đại đá cũ.
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt
» Tình hình của Việt Nam 1936 – 1939, so sánh với thời kì 1930 -1935 về chủ trương chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng, hình thức đấu tranh thời kì 1936 – 1939 có gì khác ?
» Dấu vết người tiền sử cách đây 20.000 năm
» TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ THỜI PHONG KIẾN ĐẾN SAU NĂM 1975.
» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Cổ Trung Đại-
Chuyển đến