Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Đối ngoại quân sự trong KCCM Poll_leftĐối ngoại quân sự trong KCCM I_voting_barĐối ngoại quân sự trong KCCM Poll_right 
fudo85 (45)
Đối ngoại quân sự trong KCCM Poll_leftĐối ngoại quân sự trong KCCM I_voting_barĐối ngoại quân sự trong KCCM Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Đối ngoại quân sự trong KCCM Poll_leftĐối ngoại quân sự trong KCCM I_voting_barĐối ngoại quân sự trong KCCM Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Đối ngoại quân sự trong KCCM Poll_leftĐối ngoại quân sự trong KCCM I_voting_barĐối ngoại quân sự trong KCCM Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Đối ngoại quân sự trong KCCM Poll_leftĐối ngoại quân sự trong KCCM I_voting_barĐối ngoại quân sự trong KCCM Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Đối ngoại quân sự trong KCCM

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Đối ngoại quân sự trong KCCM Empty
Bài gửiTiêu đề: Đối ngoại quân sự trong KCCM   Đối ngoại quân sự trong KCCM Icon_minitimeTue Mar 23, 2010 9:12 am

NĂM 1966


Từ ngày 2 đến ngày 22 tháng 2


Hội đàm giữa BTTM Quân đội nhân dân Việt Nam và đại biểu BTTM Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
về vấn đề Trung Quốc cung cấp hậu cần cho bộ đội Việt Nam hoạt động ở Thượng Lào năm 1966.


Tại Côn Minh - Trung Quốc, Đoàn đại biểu BTTM Quân đội nhân dân Việt Nam do Trung tá Đặng Quốc Tuyển, Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu Tây Bắc và Đoàn đại biểu BTTM Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc do Trần Kế Thọ, Phó Cục trưởng Hậu cần Quân khu Côn Minh dẫn đầu đã hội đàm về vấn đề Trung Quốc giúp bộ đội Việt Nam hoạt động ở Thương Lào trong năm 1966.

Cuộc hội đàm tiến hành trong không khí chân thành, hữu nghị và hai bên đã nhất trí ký kết văn bản tại Côn Minh (Trung Quốc) vào ngày 22 tháng 2 năm 1966.

Theo văn bản, quân số bộ đội của Việt Nam hoạt động ở vùng Thượng Lào là 1.890 người, ngoài ra có thêm 310 quân cơ động, tổng quân số là 2.200 người. Trung Quốc đồng ý cung cấp lương thực, thực phẩm, quân nhu, quân trang theo tiêu chuẩn phía Việt Nam đề nghị. Về những vật chất như đạn dược, khí tài công binh và thông tin, phụ tùng, thuốc men, v.v... trung Quốc cung cấp cho bộ đội Việt Nam đủ hoạt động ở Thượng Lào trong thời gian một năm.

Số lượng vật chất Trung Quốc cung cấp trong năm 1966 được cụ thể hóa ở phần phụ lục chi tiết gồm đạn các loại, thuốc, quân trang, lương thực, vải, kim chỉ.
TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1035

Ngày 23 tháng 6



BTTM hai nước Việt Nam và Trung Quốc ký kết văn bản về việc Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho miền Nam Việt Nam
những thiết bị sản xuất, sửa chữa của binh công xưởng quân khu và trạm quân giới cấp tỉnh.


Trên cơ sở kết quả hội đàm giữa chính phủ hai nước Việt - Trung từ ngày 1 đến 18 tháng 1 năm 1966 về việc Trung Quốc viện trợ cho miền Nam Việt Nam các thiết bị của 7 binh công xưởng cấp quân khu và 40 trạm quân giới cấp tỉnh. Đến ngày 23 tháng 6, tại Bắc Kinh đại diện BTTM quân đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức ký biên bản thực hiện.
TTLTBQP, Phông BQP, Hồ sơ 1017

Ngày 24 tháng 8



Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tiếp Đoàn cán bộ quân sự Cu Ba


Đoàn đại biểu quân sự Cu Ba gồm 33 đồng chí thuộc bộ đội không quân, tên lửa, cao xạ pháo, quân y và điện ảnh sang Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Trong khi đang nghiên cứu thực tế chiến đấu ở một trận địa tên lửa, 6 đồng chí đã hy sinh.

Trước khi đoàn bạn về nước, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã gặp mặt và nói chuyện thân mật với đoàn. Trong buổi gặp mặt, Trưởng đoàn Cu Ba phát biểu: Được sự giúp đỡ của quân đội và nhân dân Việt Nam, Đoàn cán bộ quân sự đã hoàn thành công việc vượt mức yêu cầu đặt ra. Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi rút ra được những bài học quý giá về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, thấy rõ sức mạnh của chiến tranh nhân dân và vai trò của nhân dân trong chiến tranh; thấy rõ tinh thần chiến đấu, vượt mọi khó khăn của quân đội và nhân dân Việt Nam; quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ, quan hệ giữa quân đội với nhân dân rất mật thiết; qua thực tế chiến đấu, Việt Nam có nhiều kinh nghiệm sáng tạo.

Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng biểu dương tinh thần học tập của Đoàn cán bộ quân sự Cu Ba và tình đoàn kết hữu nghị của đoàn dành cho quân và dân ta; đồng chí Tổng Tham mưu trưởng còn trao đổi với đoàn bạn về những nhân tố cơ bản của chiến tranh nhân dân ở Việt Nam; căn dặn bạn cần giữ bí mật những gì đã nghiên cứu và vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của Cu Ba.
Sổ công tác của Đại tướng Văn Tiến Dũng,

Ngày 21 tháng 9



Kết luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đề nghị của Triều Tiên cử một số phi công sang Việt Nam chiến đấu


Tại Hội nghị Thường trực Quân ủy Trung ương ngày 21 tháng 9 năm 1966, đồng chí Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân báo cáo: Bạn đề nghị cử một đơn vị không quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu, sẽ tổ chức thành từng đại đội nằm trong đội hình trung đoàn không quân của ta, mặc quân phục Việt Nam, cùng sử dụng một sân bay. Bạn có thể đưa sang nhiều nhân viên kỹ thuật, nhưng vấn đề bảo đảm kỹ thuật mặt đất, bảo đảm vật chất hoàn toàn do ta phụ trách.

Sau khi Thường trực Quân ủy Trung ương thảo luận, đồng chí Võ Nguyên Giáp chủ trì hội nghị kết luận: Bộ đội không quân Triều Tiên mang danh nghĩa là chuyên gia, nhưng thực chất là quân tình nguyện. Vì vậy, ta phải đoàn kết tôn trọng bạn, nhưng phải giữ vững chủ quyền. Trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, ta cần chỉ rõ phạm vi hoạt động của bạn, chỉ định sân bay chính, sân bay dự bị. Trong chỉ huy, ta là cấp trên của bạn, nhưng tại trung đoàn bạn sẽ trực tiếp chỉ huy, có đại diện của ta để giao nhiệm vụ. Đại tướng yêu cầu hiệp đồng giữa hai bên phải rõ ràng, rành mạch để tránh những phức tạp không đáng có về sau.

Ngày 30 tháng 9

Ký Nghị định thư về việc Triều Tiên cử một số phi công sang chiến đấu chống đế quốc Mỹ
trong cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam


Theo thỏa thuận về nguyên tắc giữa hai Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Lao động Triều Tiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo ngày 21 tháng 9 năm 1966 của Thường trực Quân ủy Trung ương, từ ngày 24 đến 30 tháng 9 năm 1966 tại Hà Nội, Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu quân sự Triều Tiên do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Xuê Quang làm trưởng đoàn, tiến hành hội đàm trong bầu không khí chân thành và đã ký Nghị định thư gồm 6 vấn đề cụ thể sau:

1- Cuối tháng 10 hoặc trong tháng 11 năm 1966 phía Triều Tiên sẽ cử sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG17 của Việt Nam (đại đội gồm 10 chiếc máy bay). Cuối năm 1966 hoặc đầu năm 1967, khi phía Việt Nam chuẩn bị đủ máy bay, phía Triều Tiên sẽ đưa sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách đại đội MiG17 thứ hai của Việt Nam. Trong năm 1967, khi nào phía Triều Tiên đã chuẩn bị xong chuyên gia và phía Việt Nam chuẩn bị được máy bay, phía Triều Tiên sẽ cử thêm sang Việt Nam một số chuyên gia đủ để pụ trách 1 đại đội máy bay MiG21 của Việt Nam.

2- Để thuận tiện cho việc quản lý nội bộ và chỉ huy chiến đấu, các chuyên gia Triều Tiên sẽ tổ chức thành các đại đội và tiến tới một trung đoàn. Khi chưa tổ chức thành trung đoàn, các đại đội chuyên gia Triều Tiên sẽ biên chế vào một trung đoàn của không quân Việt Nam và ẽ bố trí ở cùng sân bay với trung đoàn đó. Khi phía Triều Tiên đã có đủ 3 đại đội sẽ tổ chức thành 1 trung đoàn và sẽ bố trí ở sân bay riêng.

3- Các đại đội chuyên gia nằm trong trung đoàn không quân Việt Nam sẽ do Ban chỉ huy trung đoàn đó chỉ huy và dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam.

4- Việc tổ chức hiệp đồng giữa các đơn vị không quân, giữa không quân và cao xạ, tên lửa sẽ tiến hành theo sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam.

5- Mọi vấn đề bảo đảm chỉ huy, bảo đảm kỹ thuật như: Bảo đảm thông tin, bảo đảm kỹ thuật cho máy bay, v.v... đều do phía Việt Nam phụ trách.

6- Phía Triều Tiên sẽ chuẩn bị về mặt huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cơ bản cho các chuyên gia tại Triều Tiên, khi sang Việt Nam chỉ tiến hành huấn luyện ứng dụng cho thích hợp với điều kiện chiến trường, thời tiết và đối tượng tác chiến.

Ngoài ra, Nghị định còn thống nhất các vấn đề về bảo đảm cho các chuyên gia Triều Tiên về nhà ở, sinh hoạt vật chất, phương tiện đi lại, phục vụ y tế, chế độ chính sách và khen thưởng.
TTLTBQP, Phông BQP, Hồ sơ 1119

NĂM 1967


Ngày 30 tháng 1

BTTM hướng dẫn Mặt trận Tây Nguyên nội dung làm việc
với Đoàn cán bộ quân sự Trung Quốc vào nghiên cứu tình hình miền Nam



Theo đề nghị của Trung Quốc, Trung ương đã đồng ý cho Trung Quốc đưa một số đoàn cán bộ quân sự vào nghiên cứu tình hình miền Nam. Riêng vào Tây Nguyên có 2 đoàn, đoàn 1 đã đến Cam-pu-chia ngày 29 tháng 1, đoàn 2 sẽ đến ngày 5 tháng 2 năm 1967.

Bộ yêu cầu Mặt trận Tây Nguyên liên hệ và chuẩn bị tiếp nhận đoàn vào chiến trường Tây Nguyên với thái độ làm việc thân tình, hết sức giúp đỡ, biểu thị tình cảm nồng nhiệt; thông báo toàn diện về kinh nghiệm ta đánh Mỹ cũng như thực tế hoạt động của chúng, nhưng không đề cập cụ thể về vấn đề trang bị và tổ chức lực lượng của ta.

Quá trình làm việc, ta không đề cập quan hệ Liên Xô - Trung Quốc, không ca tụng cách mạng văn hóa, không nói vấn đề nội bộ của Trung Quốc; không đề cập thương lượng hòa bình, chỉ coi đó là sách lược, còn về chiến lược ta sẽ đánh Mỹ đến độc lập hoàn toàn.
Điện lưu tại Cục Cơ yếu – BTTM

Ngày 21 và ngày 22 tháng 3

Thủ trưởng BTTM họp bàn về: Đặt hàng viện trợ quân sự, chấn chỉnh cách làm việc của BTTM
và tổ chức lực lượng vũ trang năm 1967


Trong hai ngày, các đồng chí Văn Tiến Dũng, Trần Quý Hai, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Sâm đã thảo luận 3 vấn đề quan trọng.

Chuẩn bị đặt hàng viện trợ quân sự của các nước XHCN trong giai đoạn 1968 - 1970, Thủ trưởng BTTM thống nhất phương hướng và yêu cầu viện trợ theo hướng đồng bộ hóa trang bị hiện có, bổ sung tiêu hao và sửa chữa bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển lực lượng thời chiến và đáp ứng yêu cầu chống chiến tranh phá hoại; bảo đảm cho các cơ sở nghiên cứu và dự tính sản xuất trang bị cho những năm tiếp theo. Kế hoạch đề nghị viện trợ của ta đặt yêu cầu chung cho cả 3 năm. Từ đó dự tính yêu cầu cụ thể trong năm 1968 và phân chia thành yêu cầu viện trợ với từng nước XHCN.

Do tình hình chiến sự phát triển, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc với nhiều thủ đoạn thâm độc, BTTM bổ sung kế hoạch đặt hàng viện trợ năm 1967. Với Trung Quốc, ta đề nghị bạn cho sử dụng cảng biển, sân bay trong trường hợp các sân bay của ta không hoạt động được, giúp ta mở thêm đường sắt, đường bộ, kéo dài đường ống dẫn dầu của ta tới sát biên giới Trung Quốc, lên án Mỹ mạnh mẽ hơn. Ta đề nghị Liên Xô giúp tăng cường khả năng quốc phòng, giữ vững cảng Hải Phòng và vận tải đường biển.

...
Sổ công tác của Đại tướng Văn Tiến Dũng,

Ngày 5 tháng 5

BTTM quân đội ta đề nghị BTTM các lực lượng vũ trang Liên Xô nhanh chóng gửi sang Việt Nam
các khí tài trinh sát vô tuyến điện


Theo thỏa thuận (tháng 4 năm 1967) giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ QP Việt Nam DCCH và nguyên soái A-gơ-ren-sơ-cô - Bộ trưởng BQP Liên Xô về việc Liên Xô giúp đỡ chuyên gia và trang bị kỹ thuật cho ngành trinh sát vô tuyến điện của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó BTTM Liên Xô đã cử đoàn cán bộ trinh sát vô tuyến điện sang Việt Nam nghiên cứu trong thời gian nhanh nhất.

BTTM cũng đề nghị BTTM các lực lượng vũ trang Liên Xô gửi cho Việt Nam trong thời gian nhanh nhất một số khí tài trinh sát vô tuyến đã ghi trong bản phụ lục kèm theo và chuyên gia về POCT, RPC, P136 và Tê-lê-týp siêu tần số tiếp sức để giúp Việt Nam sử dụng được những khí tài sắp đưa sang Việt Nam.

BTTM cũng lưu ý BTTM các lực lượng vũ trang Liên Xô nghiên cứu giúp đỡ Việt Nam khai thác mật mã của Mỹ theo như đề xuất của Bộ trưởng Bộ QP Việt Nam với Bộ trưởng BQP Liên Xô.
TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1069

Ngày 8 tháng 5

BTTM báo cáo Thường trực Quân uỷ Trung ương về đề nghị các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ quân sự năm 1968


Tổng hợp thống kê viện trợ quân sự từ năm 1956 đến cuối năm 1967, các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam ước tính khoảng 1.059,6 triệu rúp và 1.121 triệu nhân dân tệ, tương ứng khoảng 7 tỷ đồng Việt Nam, cụ thể :

Liên Xô, viện trợ 949 triệu rúp (năm cao nhất 315 triệu, năm 1964 gián đoạn). Hàng viện trợ chủ yếu cho các binh chủng kỹ thuật, thiết bị bảo đảm kỹ thuật, xưởng và trạm sửa chữa. Năm 1963 Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Miền Nam nhưng còn hạn chế, từ năm 1966- 1967 viện trợ nhiều hơn và có loại pháo mới ĐKZ- B. Nhìn chung, Liên Xô viện trợ nhiều, nhất là những năm 1965 - 1967, có nhiều loại vũ khí tương đối hiện đại, nhưng phần lớn đã qua sử dụng, trừ MiG21, ĐKZ- B. cao xạ 23 ly, xe kéo pháo bánh xích, ô tô.

Trung Quốc, viện trợ cho ta từ kháng chiến chống Pháp đến nay, chủ yếu là vũ khí bộ binh, trang bị bộ binh, máy bay chiến đấu, tàu hải quân, xưởng sản xuất, sửa chữa và vật tư hậu cần. Từ 1961 Trung Quốc viện trợ cho lực lượng vũ trang Miền Nam đáp ứng hết đựoc yêu cầu mà Việt Nam đề nghị. Phần lớn trang bị viện trợ của Trung Quốc là mới sản xuất, mới cải tiến, chất lượng tốt. Ngoài ra còn vận chuyển vũ khí quá cảnh.

Triều Tiên, trong những năm gần đây viện trợ không tính tiền, chủ yếu là vũ khí bộ binh, thiết bị về xây dựng công trình, vật tư hậu cần, trị giá khoảng 3,3 triệu rúp.

Các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, từ năm 1965 - 1967 viện trợ ước tính 116,2 triệu rúp. Hàng viện trợ chủ yếu là vũ khí bộ binh, phaó cao xạ, pháo mặt đất, khí tài thông tin, công binh và xe ô tô các loại. phần lớn các trang bị cũ đã qua sử dụng, không đồng bộ.

Ngoài ra các nước Cu Ba, An-ba-ni, Mông Cổ cũng viện trợ một số vật tư hậu cần.

Trong báo cáo phương hướng đề nghị viện trợ cho năm 1968, Bộ Tổng tham mưu đề xuất yêu cầu:

Viện trợ theo hướng bảo đảm yêu cầu cao nhất cho nhiệm vụ chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, tăng cường trang bị thật mạnh cho các lực lượng vũ trang miền Nam và chuẩn bị một bước trang bị vật chất cho kế hoạch đối phó với chiến tranh cục bộ ra cả nước. Yêu cầu viện trợ là loại mới, tốt, hiện đại, đang còn sản xuất và sử dụng lâu dài, có đủ bộ phụ tùng thay thế và nguồn bổ xung.

Với miền Bắc, bảo đảm trang bị đồng bộ cho khí tài hiện có và còn sử dụng lâu dài như: Máy chỉ huy, rađa, máy nổ cho cao xạ, tên lửa, thông tin, xe kéo pháo và vận tải, thiết bị kiểm tra và kiểm nghiệm, đo lường bảo quản. Bổ xung kịp thời cho tiêu hao trong huấn luyện, công tác và chiến đấu, bảo đảm cho khí tài và được triển khai hoạt động liên tục: Duy trì 13.000 ô tô vận tải và xe kéo pháo, 4 cơ số đạn con, 6 cơ số đạn pháo, 12 cơ số đạn cao xạ. Bổ sung đủ những trang bị khí tài còn thiếu trong biên chế và chuẩn bị một bước cho kế hoạch chiến tranh mở rộng ra cả nước. Kiện toàn và tăng cường trang thiết bị bảo đảm kỹ thuật và nhu cầu sinh hoạt cho lực lượng hiện nay .

Với miền Nam, tăng cường trang bị cho chủ lực, bộ đội địa phương , dân quân du kích, đủ trang bị cho 250.000 bộ đội tập trung và 500.000 dân quân du kích, với tỉ lệ hai người một súng, trong đó tăng cường tiểu liên AK, súng chống tăng và xe cơ giới, súng cối, hoả tiễn, vô tuyến điện cho các phân đội nhỏ, bổ xung trang bị khí tài tiêu hao hàng năm và có lượng dự trữ, trang bị đạn để đánh được 2-3 năm, bảo quản quân trang quân y cho 300.000 người và một phần thực phẩm cần thiết. Từ yêu cầu trên Bộ Tổng Tham mưu đề nghị Thường trực Quân uỷ Trung ương cho ý kiến:

1- Hướng và yêu câù cụ thể viện trợ cho năm 1968.

2- Lần này ta nên đặt với Trung Quốc bổ sung viện trợ cho kế hoạch đề phòng chiến tranh cục bộ ra cả nước?

3- Từ 1965 - 1967 quân đội không có đoàn đại biểu đặt viện trợ quân sự riêng biệt, mà nằm trong thành phần đoàn của Nhà nước. Năm 1968 có lập đoàn riêng không? Riêng đối với Liên Xô và Đông Âu Quân đội vẫn cử người tham gia đoàn chung với nhà nước, với Trung Quốc nếu chỉ đặt viện trợ quân sự cho năm 1968 thì vẫn thực hiện như trước. Nhưng nếu có bàn những vấn đề quân sự chung và bổ xung viện trợ dài hạn thì nên lập đoàn riêng.
TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 11150
Ngày 16 tháng 5

BTTM gửi thư cho BTTM quân đội Hung-ga-ri cảm ơn và đề nghị giúp đỡ viện trợ quân sự cho Việt Nam


Sau khi cảm ơn sự ủng hộ của Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội nước Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri về chính trị, tinh thần và giúp đỡ vũ khí trang bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

BTTM đánh giá cao chất lượng vũ khí trang bị của Hung-ga-ri như pháo cao xạ 57 ly, súng trường bắn tỉa..., và thông báo cho bạn về tình hình chiến sự đang phát triển theo hướng nghiêm trọng, khi đế quốc Mỹ đang leo thang đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam.

BTTM đề nghị Hung-ga-ri tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần, tăng cường viện trợ trang bị khí tài và vật chất cho Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên một số yêu cầu thiết thực để bạn nghiên cứu trước khi quyết định giúp đỡ theo khả năng. Cụ thể, BTTM đề nghị bạn giúp: Trang bị cho một trung đoàn pháo cao xạ 57 ly (6 đại đội) với đầy đủ vũ khí, khí tài; 30 máy chỉ huy cho pháo cao xạ 57 ly và 100 ly; 10.000 tiểu liên AK có lê, 1.000 khẩu AK báng gấp; 500.000 đạn bộ binh, 300.000 đạn cao xạ 37 ly, 200.000 đạn cối 82 và một số loại trang bị kỹ thuật khí tài như xe kéo, máy vô tuyến điện, thiết bị sửa chữa ra-đa, hóa nghiệm, phụ tùng thay thế.
TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1147
Từ ngày 26 tháng 6 đến cuối tháng 10

Bộ Quốc Phòng ký hiệp định với các nước bạn
về viện trợ trang bị, khí tài quân sự cho Việt Nam năm 1968

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Quân ủy Trung ương họp ngày 8 tháng 6 năm 1967 về yêu cầu viện trợ quân sự năm 1968, từ ngày 26 tháng 6 đến cuối tháng 10, đồng chí Đinh Đức Thiện, Uỷ viên Thường trực Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng đi thăm các nước Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô, Hung-ga-ri, Triều Tiên, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Cu Ba, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức và ký hiệp định với các nước bạn về viện trợ các trang bị, khí tài quân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1968 (trừ Cu Ba ta không chủ trương đề nghị).

TTLTBQP, Phông QUTƯ, Hồ sơ 536
Ngày 12 tháng 7

Bộ Tổng Tham mưu giới thiệu với đoàn đại biểu quân sự Ba Lan
về tình hình quân sự chung của hai miền Nam-Bắc
và một số kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng vũ trang.


Sau khi giới thiệu nội dung, Bộ Tổng Tham mưu thay mặt Quân đội nhân dân Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân và quân đội Ba Lan về việc tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đề nghị đoàn trong quá trình nghiên cứu, góp ý chân thành với Việt Nam để khắc phục các khuyết điểm, nhược điểm, nâng cao hơn nữa chất lượng lực lượng vũ trang Việt Nam.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1155
Ngày 3 tháng 6

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gửi thư đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô-Viết viện trợ quân sự khẩn cấp trong năm 1967.

Trước tình hình chiến sự diễn ra rất khẩn trương, đế quốc Mỹ tăng cường cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam và điên cuồng đánh phá miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là chúng đã liên tiếp ném bom Hà Nội, Hải Phòng và ngang nhiên đưa quân đội Mỹ và tay sai vào phía Nam khu phi quân sự. Vì vậy, Việt Nam đề nghị Liên Xô gửi gấp ngay sang số khí tài quân sự trong kế hoạch viên trợ năm 1967, đặc biệt cấp thiết là các máy bay chiến đấu MiG21 F13 và MiG17 F, tên lửa bổ sung cho số đã dùng trong chiến đấu, đạn cao xạ, trang bị cho đơn vị tên lửa bảo vệ bờ biển, các khí tài chống nhiễu, các trạm rađa SNAR-6, các loại khí tài bổ sung cho những thiệt hại trong chiến đấu và trang bị cho các trung đoàn tên lửa phòng không, cụ thể: 1 trung đoàn MiG17 F (32 máy bay chiến đấu + 10 cơ số đạn + 5 cơ số bom); 1 trung đoàn MiG21 F13 (24 máy bay chiến đấu + 2 máy bay huấn luyện + 10 cơ số đạn + 480 quả tên lửa + 5 cơ số bom); 12 MiG17 F bổ sung cho tiêu hao. 1.500 quả tên lửa B-750B, 75 quả tên lửa CA-65M, 288 quả tên lửa CA-75M, hai bộ điều khiển tên lửa PCHA-75M, 7 bệ phóng tên lửa, 1 trạm lưu động trung tu khí tài tên lửa phòng không SA-75M. 150.000 viên đạn 57 ly, 2,5 triệu viên đạn 12,7 ly, 1,5 triệu viên đạn 14,5 ly, 3 triệu viên đạn 37 ly và 2 trạm khí tượng, rađa pháo mặt đất, cao xạ.

Đáp lại thư đề nghị của Việt Nam ngày 4 tháng 5 năm 1967 Liên Xô đã gửi thư thông báo cho phía Việt Nam về nội dung viên trợ bổ sung quân sự trong thời gian trước mắt để nâng cao khả năng chiến đấu của các lực lượng phòng không và tăng cường bảo vệ bờ biển. Liên Xô cũng quyết định giúp đỡ thêm lương thực và cho biết những biện pháp ủng hộ chính trị đã và đang tiến hành.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1146
Ngày 8 tháng 7

BTTM thành lập đội tuyển tham dự giải vô địch các môn quân sự phối hợp giữa các nước xã hội chủ nghĩa
tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên

Thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng, ngày 8 tháng 7 năm 1967 BTTM đã thành lập một đội tuyển thủ, đại biểu cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự giải vô địch các môn quân sự phối hợp giữa các nước xã hội chủ nghĩa tổ chức tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Để đảm bảo điều kiện vật chất cho tập luyện và chuẩn bị cho đội ra nước ngoài, BTTM đề nghị Tổng cục Hậu cần cấp phát quân trang, tiền ăn cho 21 người trong 30 ngày và chỉ thị cho Cục Quân lực cấp 20 súng tiểu liên Trung Quốc cùng với 16.000 viên đạn.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1161

Ngày 19 tháng 9

BTTM sơ kết kết quả Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng, bảo đảm giao thông đường sắt, đường bộ.


Tháng 5 năm 1965, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp nghị về việc Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng 7 tuyến đường bộ và 2 tuyến đường sắt, bảo đảm, cứu chữa giao thông trên một số tuyến đường.

Thi hành Hiệp nghị, từ cuối tháng 6 năm 1965, Trung Quốc đã cử sang Việt Nam 4 sư đoàn (chi đội) 1, 4, 5, 6 gồm 10 vạn người, tổ chức thành 22 trung đoàn.

Sau hơn 2 năm giúp Việt Nam, các đơn vị Trung Quốc đã giúp ta hoàn thành và nâng cấp 271 km đường sắt và công trình phụ trợ; xây dựng mới và sửa chữa 7 tuyến đường bộ ở vùng núi Tây Bắc có tổng chiều dài 1.200 km.

Chi đội 1 xây dựng đường sắt quân số 32.180, trong 2 năm (khởi công 8-1965 hoàn thành 8-1967), bạn hoàn thành 45 km đường mới (đoạn Kép- Khúc Rồng), cải thiện và mở rộng (khổ 1,435 km) 226 km Hữu Nghị Quan – Yên Viên - Đông Anh – Lưu Xá - Khúc Rồng; 2 xưởng đầu máy – toa xe ở Đồng Mô và Lương Sơn; một số công trình phụ trợ (nhà ga – cấp nước – thông tin); sửa chữa, bảo đảm giao thông 2 tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội – Hữu Nghị Quan, tổng cộng dài 425 km.

Trong quá trình giúp Việt Nam, tính đến hết năm 1966, bạn chịu nhiều thương vong, tổn thất: 220 hy sinh (62 vì tai nạn, 158 vì bom, bị thương 399 đa số vì máy bay). Tuy nhiên, đây là số liệu không đầy đủ vì Trung Quốc giấu, ta không nắm hết.

Ngoài ra, BTTM còn nhận định “Do quan hệ Xô-Trung căng thẳng, vận chuyển bằng đường sắt từ Lạng Sơn vào có thể phát triển, vì vậy yêu cầu về vận chuyển đường sắt từ Đông Bắc vào nội địa, hậu phương tăng”.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1102

Ngày 22 tháng 9

Bộ Quốc Phòng thống nhất ý kiến với Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đề nghị Trung Quốc
giúp ta xây dựng tuyến đường ngang Bình Gia - Ngô Khê - Sơn La.


Từ năm 1966, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước nhất trí đề nghị Chính phủ đặt vấn đề với Trung Quốc tiếp tục giúp ta xây dựng tuyến đường này vào năm 1968, sau khi hoàn thành 7 tuyến đường dọc. Tuyến đường này xuất phát từ Bình Gia trên quốc lộ 1B (Lạng Sơn) đi qua các tỉnh Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai tới Sơn La nằm trên quốc lộ 6. Tổng chiều dài 596 km, khối lượng đào đắp khoảng 20 triệu m3, có 6 cầu lớn dài 650m (chưa kể phà qua sông Hồng), 2.000 cầu nhỏ, cống, tổng giá thành khoảng 20 triệu nhân dân tệ, đường theo tiêu chuẩn cấp 3 miền núi.Bộ Quốc phòng đề nghị ưu tiên thi công các đoạn Bình Gia - Bắc Cạn và Bảo Hà - Sơn La.

Ngoài ra, trong năm 1968, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải thông xe càng sớm càng tốt tuyến đường mới Phong Nha - Vịt Thù Lù - Achoóc - Bản Đông; đẩy mạnh tiến độ nâng cấp đường 15, trọng điểm là đoạn phía Nam Khu 4 và cải tạo tuyến Tân Kỳ - Tri Lễ - Hương Sơn - Hương Khê - Tân Ấp; tiếp tục nâng cấp đường 13 lên đường cấp 3.

TTLTBQP, Phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 2450
Ngày 7 tháng 11

Giao nhiệm vụ cho Sư đoàn Phòng không 367 chuẩn bị huấn luyện sử dụng khí tài mới.


Theo yêu cầu của ta, Bộ Quốc phòng Hung-ga-ri cử một đoàn cán bộ sang hướng dẫn sử dụng máy chỉ huy E2-BD và rađa COH-9A liên động với pháo cao xạ 57 ly. Sư đoàn 367 chuẩn bị một đại đội cao xạ có đầy đủ pháo, nguồn điện, máy chỉ huy E2-BD, rađa COH-9A, bố trí đủ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật và chiến sĩ để cùng làm việc tiếp thu hướng dẫn của bạn trong một thời gian ngắn (bắt đầu từ ngày 13 tháng 11 năm 1967).

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1069

Ngày 14 tháng 11



Bộ Tổng Tham mưu thống nhất chế độ thông báo tình hình, chế độ làm việc vứi
Tuỳ viên quân sự, chuyên gia quân sự và các đoàn nghiên cứu kỹ thuật quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa thường trú tại Việt Nam.

Sau khi các Cục Tác chiến, Tình báo, Liên lạc Đối ngoại, cơ quan binh chủng thuộc Bộ Tư Lệnh Phòng không - Không quân báo cáo tình hình làm việc hiện tại với các cơ quan bạn, cùng với ý kiến đề xuất của các cơ quan chức năng đồng chí Tổng Tham mưu phó Phùng Thế Tài thống nhất chế độ thông báo tình hình hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của Cục Tác chiến, Tình báo với Tuỳ viên quân sự các nước ânh em. Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân quy định chế độ, nội dung thông báo tình hình của quân chủng và các binh chủng trực thuộc cho chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc và báo cáo Bộ. Nội dung thông báo chỉ đề cập đến tình hình trang bị, kết quả chiến đấu, ưu, khuyết điểm chính trong thực hành tác chiến cụ thể, hư hỏng khí tàI TRANG Bị DO NƯÍc đó giúp, không nói về chủ trương tác chiến và ý định sử dụng binh chủng của cấp trên, tình hình trang bị do nước khác giúp. Với Đoàn nghiên cứu kỹ thuật cảu Liên Xô, Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Phòng không- Không quân có thể thông báo tình hình hoạt động của địch, nhưng chú trọng đề đạt yêu cầu nghiên cứu về kỹ thuật cả của ta và của địch, biện pháp sử dụng kỹ thuật nhằm phát huy tối đa trang bị do bạn viện trợ.

Trong quá trình làm việc với bạn, Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu cơ quan, cán bộ được giao nhiệm vụ phải giữ đúng nguyên tắc, nhưng vẫn thể hiện được mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với bạn. Khi bạn đề nghị ta giới thiệu từng thời kì hoặc theo chuyên đề, thì Cục Đối ngoại nghiên cứu, báo cáo Bộ quyết định. Nội dung thông báo, làm việc với bạn phải được chuẩn bị chu đáo, số liệu chính xác và thống nhất, hết sức chú trọng công tác bảo mật thông tin.


TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1148

Nửa đầu tháng 11

Đoàn đại biểu quân sự Cu Ba thăm và nghiên cứu kinh nghiệm chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam.


Nhận lời mời của Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đoàn đại biểu quân đội cách mạng Cu Ba gồm 15 thành viên (có 5 đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng) do Thiếu tá C. Astilla, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang cách mạng làm Trưởng đoàn sang thăm chính thức Việt Nam.

Từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 11, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã trực tiếp giới thiệu tình hình quân sự miền Bắc, miền Nam và một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh với Đoàn đại biểu quân sự Cu Ba. Thay mặt Quân uỷ Trung ương và Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng cảm ơn sự ủng hộ chí tình của quân đội và nhân dân Cu Ba. Sự có mặt của Đoàn trong hoàn cảnh Mĩ leo thang đánh phá miền Bắc là sự cổ vũ lớn lao đối với quân đội và nhân dân Việt Nam.

Ngày 13 tháng 11, tập thể Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu hội đàm với Đoàn đại biểu quân sự Cu Ba, đồng chí C. Astilla giới thiệu tình hình Cu Ba và đề nghị Việt Nam tiếp tục cho phép các cán bộ quân sự sang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm kháng chiến của Việt Nam và được trực tiếp vào miền Nam nghiên cứu (qua đường Cam pu- chia).

Trong thời gian ở Việt Nam, Đoàn đã đi thăm một làng chiến đấu ở Hải Dương, căn cứ hải quân Đông Bắc và khu vực phòng thủ Đồ Sơn.

Sổ công tác – Tlđd
Ngày 23 tháng 11

Bộ Tổng Tham mưu phê chuẩn biên bản bổ sung về việc
Trung Quốc giúp ta xây dựng sân bay Yên Bái.


Bộ TTM Quân đội nhân dân Việt Nam thông báo BTTM Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc quyết định phê chuẩn biên bản bổ sung về vấn đề xây dựng sân bay Yên Bái đã được hai Đoàn đại biểu Việt Nam - Trung Quốc kí tại Hà Nội ngày 27 tháng 6 năm 1967 và đồng ý biên bản có hiệu lực từ ngày ký.

BTTM khẳng định: Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng sân bay Yên Bái cũng như ký biên bản bổ sung là một biểu hiện rực rỡ của tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc trong sự nghiệp chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược. BTTM cũng đề nghị, trong quá trình thực hiện Hiệp định, nếu có vấn đề cụ thể mà biên bản bổ sung chưa đề cập thì hai bên sẽ tiếp tục cùng nghiên cứu, trao đổi ý kiến để giải quyết.


TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1086

NĂM 1969


Ngày 15 tháng 1
Cục Tác chiến dự kiến kế hoạch rút bộ đội "Hậu cần" Trung Quốc về nước.

Theo thỏa thuận giữa hai Đảng, Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam, các đơn vị bộ đội "Hậu cần" Trung Quốc sẽ lần lượt rút quân về nước. Được sự chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Cục Tác chiến dự kiến kế hoạch rút quân và sơ bộ thông báo cho phía bạn.

Kế hoạch xác định rõ phương châm rút quân phải gọn và đi theo đường ngắn nhất. Quá trình rút quân phải đạt ba yêu cầu cơ bản: Bảo đảm bí mật thời gian, đơn vị, hướng chuyển quân; bảo đảm an toàn, đề phòng tai nạn hoặc bọn phản động phá hoại; bảo đảm đoàn kết, hữu nghị, tránh va chạm với người nước ngoài.

Theo kế hoạch dự kiến, trong các tháng 2, 3 và 4 năm 1969, bạn sẽ rút quân làm ba đợt: Đợt 1, từ ngày 20 đến 28 tháng 2, gồm hai trung đoàn sửa chữa đường 11 ở Nghĩa Lộ, quân số 8.000 người. Đợt 2, từ ngày 1 đến 20 tháng 3, gồm bốn chi đoàn cao xạ, quân số 53.841 người. Đợt 3, từ ngày 21 tháng 3 đến 10 tháng 4, gồm năm trung đoàn bộ đội làm đường sắt, quân số 32.400 người. Tính chung cả ba đợt, bạn sẽ rút về nước 94.241 người. Còn lại hai trung đoàn bộ đội làm đường sắt (10.000 người) và một số đơn vị làm sân bay, làm hầm máy bay (10.322 người) sau khi hoàn thành nhiệm vụ cũng sẽ rút về nước trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1969.

Về việc tiếp quản các cơ sở sau khi bạn rút quân, Cục Tác chiến đề nghị Bộ Tổng Tham mưu phân công Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân chịu trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản các trận địa cao xạ; Tổng cục Hậu cần tiếp quản và lập kế hoạch sử dụng các doanh trại, bệnh viện (trừ nhà ở của bộ đội đường sắt do Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận); Cục Tác chiến tiếp quản và lập kế hoạch sử dụng các công trình quân sự, hang, hầm bạn đã sử dụng trước khi rút về nước.

Để bảo đảm các đơn vị bạn rút quân theo đúng kế hoạch, đề nghị Bộ Tổng Tham mưu phân công Bộ Tư lệnh Quân khu Việt Bắc chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức bảo đảm hành quân, có sự giúp đỡ của Cục Tác chiến và cơ quan các tổng cục. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với Quân khu Việt Bắc tổ chức hành quân cho các chi đội cao xạ của bạn.

TTLTBQP, Phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 3586

Ngày 11 tháng 4

Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định quân sự với Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Ba Lan
về việc đào tạo cán bộ chuyên môn quân sự cho Việt Nam.

Thực hiện thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà nhân dân Ba Lan và Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc quân đội Ba Lan giúp quân đội Việt Nam đào tạo cán bộ chuyên môn quân sự, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ba Lan và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã ký hiệp định về vấn đề trên.

Theo hiệp định, phía Việt Nam gửi 81 quân nhân sang học tại các trường quân sự của Ba Lan, trong đó: 49 người đào tạo kỹ sư, thời gian năm năm về những môn hiện có tại Học viện Kỹ thuật quân sự Ba Lan; 30 người học lái máy bay MiG-17, thời gian hai năm; 2 người thực tập sửa chữa vỏ tàu thủy, thiết kế và đóng tàu thủy, thời gian hai năm rưỡi. Trong số cán bộ nói trên có 2 sĩ quan làm tổ trưởng, 3 phiên dịch tiếng Nga.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ số 1296

Ngày 12 tháng 5

Cục Quân lực trình BTTM nội dung yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ quân sự năm 1970.



Để Chính phủ và Bộ Quốc phòng có số liệu yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ quân sự năm 1970, Cục Quân lực trình Bộ Tổng Tham mưu nội dung, yêu cầu các trang thiết bị viện trợ.

Về phương hướng, yêu cầu viện trợ quân sự năm 1970, Cục Quân lực đề nghị, hết sức chú ý đến chất lượng trang bị, không đặt những trang thiết bị khí tài lạc hậu, ít giá trị sử dụng, chưa đặt những khí tài chưa sử dụng gấp mà khó khăn trong bảo quản như đạn tên lửa... Đề nghị đặt hàng viện trợ quân sự với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em (trừ Triều Tiên, Mông Cổ, Cu Ba và An-ba-ni). Dự kiến hàng viện trợ tính thành tiền khoảng 230 - 250 triệu rúp và 250 - 270 triệu nhân dân tệ. Về viện trợ theo đường kinh tế, đề nghị Chính phủ đưa vào đơn hàng kinh tế những nhu cầu của quốc phòng mà các nước anh em giải quyết theo đường kinh tế hoặc Nhà nước cấp hiện vật trong năm 1970, gồm các thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, nguyên, nhiên vật liệu... tổng thành tiền khoảng 705.765.000 đồng Việt Nam.

Cụ thể, yêu cầu đối với Liên Xô, đề nghị viện trợ khoảng 240 triệu rúp, gồm các khí tài bảo đảm đường bộ, bảo đảm kỹ thuật, tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển, khí tài thông tin, tình báo; tăng chất lượng trang bị cho phòng không - không quân, khí tài vượt sông, xe tăng, tăng thêm đạn dược (pháo cao xạ 37 ly, pháo nòng dài 122 ly và Đ74, một số đơn vị hỏa tiễn chống tăng và các phụ tùng thay thế khoảng 50 triệu rúp); một số pháo hỏa tiễn mang vác, súng 14,5 ly, súng chống tăng B41, một số súng bộ binh và đạn các loại...

Đề nghị Trung Quốc viện trợ khoảng 250 - 270 triệu nhân dân tệ. Trong đó, gồm các trang bị, khí tài bổ sung và tăng cường cho lực lượng vũ trang miền Nam, chủ yếu là súng bộ binh, súng cối, ĐKZ, súng 12,7 ly, pháo hỏa tiễn và đạn, máy vô tuyến điện 2W, 15W, điện thoại và dây, các vật tư bảo đảm cho sinh hoạt; một trung đoàn cao xạ 57 ly, sáu tiểu đoàn cao xạ 37 ly, các khí tài thông tin, công binh, vật tư để sản xuất hộp lọc độc, một tiểu đoàn xe tăng lội nước và vật tư bảo đảm sinh hoạt cho lực lượng vũ trang miền Bắc. Đề nghị Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu sản xuất khí tài trang bị cho đặc công nước, các loại tàu của hải quân có thể chạy được trên bộ mà trước đây bạn đã nhận nghiên cứu giúp; xin nhận các tàu còn gửi lại ở Trung Quốc, các trang bị, khí tài thuộc Hiệp định viện trợ 1964 - 1967 còn lại.

Với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chủ yếu đề nghị viện trợ súng bộ binh, súng chống tăng, khí tài thông tin, công binh, xe vận tải, thiết bị cho các trường trung cấp kỹ thuật, bệnh viện và vật tư bảo đảm sinh hoạt. Dự tính thành tiền, Ba Lan 18 triệu rúp; Hung-ga-ri 18 triệu rúp; Ru-ma-ni 15 triệu rúp; Cộng hoà dân chủ Đức 14 triệu rúp; Bun-ga-ri 10 triệu rúp và Tiệp Khắc 9 triệu rúp.

TTLTBQP, Phông QUTƯ, Hồ sơ số 574

Ngày 6 tháng 6
BTTM đề nghị BTTM Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc giúp đỡ trang bị, vũ khí.


Để bảo đảm cho các đơn vị bộ đội Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về tiếp tế, do hoạt động sâu ở khu vực địa hình phức tạp, hiểm trở trong vùng giải phóng Mường Sài, Nậm Thà, Phông Sa Lỳ của Pa-thét Lào; BTTM gửi thư (số 139/TM) đề nghị BTTM Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc giúp đỡ trang bị, vũ khí cho các đơn vị nói trên.

Theo thư yêu cầu, BTTM ủy nhiệm cho đồng chí Trần Quải - Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu Tây Bắc sang trực tiếp làm việc với bạn về vấn đề này.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1235

Ngày 7 tháng 6
BTTM đề nghị Bộ Quốc phòng Trung Quốc sửa chữa tuyến cáp biển thông tin liên lạc giữa đất liền và hải đảo của Việt Nam.


Trong hai năm 1965 - 1966, Chi đội 2, Bộ đội Hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã giúp ta xây dựng công sự bố phòng khu vực Đông Bắc, trong đó có xây dựng hệ thống cáp biển thông tin liên lạc giữa đất liền với các đảo. Các tuyến này lúc đầu, hoạt động tốt nhưng từ tháng 3 năm 1968, có hiện tượng nhiễu, chất lượng liên lạc giảm. Hiện tại có tuyến không liên lạc được, chưa rõ nguyên nhân, có tuyến tuy vẫn liên lạc được nhưng nhiễu và làm việc khó khăn. Phía Việt Nam đã nghiên cứu tìm cách khắc phục nhưng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và khí tài sửa chữa.

BTTM đề nghị (số 140/TM), Bộ Quốc phòng Trung Quốc cử một số nhân viên kỹ thuật, mang theo khí tài cần thiết, giúp kiểm tra và sửa chữa các tuyến cáp biển thông tin nói trên. Đề nghị, có thể cử một số sang trước để tìm hiểu cụ thể, sau đó cùng với phía Việt Nam xác định cụ thể và làm kế hoạch, thi công sửa chữa. Thời gian tiến hành vào đầu quý III năm 1969.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1236

Từ ngày 10 đến ngày 21 tháng 8


BTTM đã cử đoàn đại biểu sang Bắc Kinh, hội đàm với đoàn đại biểu BTTM Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, về việc bảo đảm trang thiết bị cho sân bay Yên Bái.

Hai bên thống nhất, những trang, thiết bị do Trung Quốc sản xuất, bạn sẽ bắt đầu giao cho ta từ quý IV năm 1969 và lần lượt chuyển giao xong vào cuối năm 1970.

TTLTBQP, Phông BQP, Hồ sơ 1228
Ngày 1 tháng 10


BTTM điều chỉnh nhiệm vụ của Trường Hàng không Việt Nam.


Thực hiện các điều khoản trong hội đàm tại Côn Minh tháng 12 năm 1967, được sự giúp đỡ tận tình của Bộ Tư lệnh Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trường Hàng không Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trước tình hình mới, BTTM đề nghị BTTM Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc điều chỉnh lại nhiệm vụ trước mắt của Trường Hàng không Việt Nam tại Trung Quốc như sau:

Tập trung đào tạo và bổ túc người lái máy bay Yak-18 và MiG-17; tạm thời chưa bổ túc người lái máy bay MiG-21 và IL-28. Cho chuyển Phân viện Liễu Châu và các loại máy bay của Việt Nam gửi ở Liễu Châu về sân bay Tường Vân để tiện bảo quản và huấn luyện; quân số của Trường sẽ còn khoảng 500 người. Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo hội đàm tháng 12 năm 1967.

TTLTBQP, Phông BTTM, Hồ sơ 1391
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Đối ngoại quân sự trong KCCM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
» TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC
» QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA LIÊN XÔ TRONG THẬP NIÊN 30
» Trong nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 có một số nhược điểm, hạn chế gì? Những hạn chế, nhược điểm đó được sửa chữa trong thời kì nào?
» Kỷ niệm đi thực tế ngoài trường

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam-
Chuyển đến