Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_leftNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt I_voting_barNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_right 
fudo85 (45)
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_leftNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt I_voting_barNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_leftNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt I_voting_barNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_leftNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt I_voting_barNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_leftNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt I_voting_barNgôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt   Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt Icon_minitimeMon Apr 05, 2010 3:10 pm

1. Dương Vân Nga. Là vợ của Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển giao giữa nhà Đinh và nhà Tiền Lê.

Năm Kỷ Mão (979), Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị viên hoạn quan Đỗ Thích ám sát. Trước đó Thái tử Hạng Lang bị Đinh Liễn giết. Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Tiên Hoàng lên ngôi. Dương Vân Nga trở thành Thái hậu.

Đinh Toàn kế nghiệp Hoàng Ðế khi mới 6 tuổi, Dưong Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, vượt qua tiếng thị phi, Dương Vân Nga nhận rõ chỉ có Thập Ðạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết nguy cơ ấy.

Khi nghe tin Đinh Tiên Hoàng đã mất, tự quân còn nhỏ, nhà Tống muốn thừa cơ sang cướp nước ta. Lúc quân Tống sắp kéo sang, các tướng đã đồng lòng truất phế ngôi vương, suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Chính Dương Vân Nga đã tự tay lấy Hoàng bào khoác vào vai Lê Hoàn và giúp ông làm nên việc lớn.

Hành động này của Dương Vân Nga đã bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Người đời sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc bấy giờ hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã hiện ra trước mắt, Dương Vân Nga đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy nhân dân đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước.

Khi đề cao vai trò của Ðinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không kể đến sự cống hiến của Dương Vân Nga. Có thể xem Dương Vân Nga là cái đầu nối giữa Ðinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho công cuộc thống nhất đất nước do Ðinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy đã không được sử liệu chú ý đến mà lại tập trung vào thân phận làm vợ của bà.


2. Lý Chiêu Hoàng. Tên thật là Phật Kim, còn có tên là Chiêu Thánh. Là vị vua thứ 9 và là vua cuối cùng của nhà Lý, đồng thời là nữ vương duy nhất trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1224, Trần Thủ Độ chuyên quyền, ép vua Lý Huệ Tông đi tu. Lý Huệ Tông không có con trai, ông phải lập công chúa Chiêu Thánh làm Thái tử, rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, gọi là Lý Chiêu Hoàng.

Năm 1225, họ Trần nắm giữ binh quyền và các chức vụ quan trọng trong triều đình. Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh là cháu họ, con của Trần Thừa, 8 tuổi được đưa vào cung làm Chánh thủ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng.

Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), Chiêu Hoàng ra chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh: “Từ xưa nước Nam Việt ta đã có đế vương trị thiên hạ. Duy triều Lý ta vâng chịu mệnh trời, có cả bốn biển, các tiên thánh truyền nối hơn hai trăm năm, chỉ vì thượng hoàng có bệnh, không người nối dõi, thế nước nghiêng nguy, sai trẫm nhận minh chiếu, cố gượng lên ngôi, từ xưa đến giờ chưa từng có việc ấy. Khốn nổi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề? Trẫm dậy sớm thức khuya, chỉ sợ không cáng đáng nổi, vẫn nghĩ tìm người hiền lương quân tử để cùng giúp chính trị, đêm ngày khẩn khoản đến thế là cùng cực rồi, Kinh thi có nói ‘Quân tử tìm bạn, tìm mãi không được, thức ngủ không nguôi, lâu thay lâu thay’. Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thể cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông cũng không hơn được. Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thỏa lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình. Vậy bố cáo thiên hạ để mọi người điều biết”.

Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225) Chiêu Hoàng thiết Triều ở điện Thiên An, trút bỏ áo ngự, khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi vua. Sau 3 lần nhún nhường làm phép, Trần Cảnh ngồi lên ngai vàng chính thức, tức Trần Thái Tông.

Lấy nhau hơn chục năm Chiêu Hoàng vẫn không có con. Trần Thủ Độ lo vua Thái Tông tuyệt tự, bèn đem Thuận Thiên (chị ruột của Chiêu Hoàng, đang là vợ của Trần Liễu) ép gả cho Trần Cảnh. Sau đó, Thủ Độ ép Trần Cảnh phế bỏ Chiêu Hoàng lập Thuận Thiên làm Hoàng Hậu.

Kết luận:

Có lẽ không có giai đoạn lịch sử nào lại được người sau nhắc đến với nhiều tranh luận như giai đoạn chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê và từ nhà Lý sang nhà Trần. Hai người phụ nữ đã trở thành hai nhân vật chính, được người đời nay nhìn lại và đánh giá dưới nhiều góc cạnh khác nhau.

Chiếc áo Hoàng bào mà Dương Vân Nga khoát lên vai Thập Ðạo tướng quân, không phải là trao tặng ngôi báu cho người tình, mà đó là khoác lên vai ông sức nặng ngàn cân của cả một dân tộc. Và chính Lê Hoàn đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giao phó một cách vẻ vang.

Về phần Lý Chiêu Hoàng, qua bao nỗi thăng trầm, bà mất năm 60 tuổi.

Tương truyền khi qua đời, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như son, má vẫn tươi như hoa đào. Bà được táng ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức. Bà được người đời sau lập đền thờ, gọi là Long miếu (đền Rồng). Sở dĩ Chiêu Hoàng không được thờ chung tại đền Đô (nơi thờ Bát Vương) mà phải thờ riêng vì bà là người bị xem là có tội với dòng họ khi để mất nhà Lý.

Dòng họ Lý trách Chiêu Hoàng, nhưng chính hành động nhường ngôi cho chồng, Lý Chiêu Hoàng đã góp phần đưa dân tộc Việt bước sang một thời kỳ mới, một thời kỳ sáng chói bởi hào khí Đông A, một thời kỳ đã đem lại một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam:

“Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong”.


Theo Đinh Kim Phúc
Nguồn: VCV
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Ngôi báu và hai người đàn bà trong sử Việt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam
» Hướng dẫn định dạng Text trong bài viết
» Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2009): mốc vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
» Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Câu chuyện lịch sử-
Chuyển đến