Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

April 2024
SunMonTueWedThuFriSat
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930    
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_leftLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP I_voting_barLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_right 
fudo85 (45)
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_leftLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP I_voting_barLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_right 
linhlinh_92 (32)
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_leftLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP I_voting_barLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_right 
xuanhoa20 (4)
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_leftLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP I_voting_barLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_leftLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP I_voting_barLỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Empty
Bài gửiTiêu đề: LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP   LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Icon_minitimeSat Mar 27, 2010 1:25 pm

1. Lịch sử hình thành
Do đặc điểm hình thành, tỉnh Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh. Dù mỗi vùng đều có những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhưng tựu trung vẫn là một quá khứ đầy chứng tích oai hùng.

Theo nhà văn Sơn Nam, người được mệnh danh là Nhà Nam bộ học thì vùng đất phía Nam của tỉnh Đồng Tháp mà trung tâm là Sađéc có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ông viết, “ Bản lề giữa sông Tiền và Sông Hậu, giữa vùng đồng bằng và cảng Sài Gòn, giữa đồng bằng và nước Campuchia, lần hồi hình thành một vùng đất mà mãi đến nay người dân địa phương vẫn tự hào”.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII hay cuối thế kỷ XVI đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Sa Đéc là từ tiếng Khơme, có nghĩa là “chợ Sắt”. Bán dụng cụ nông nghiệp rèn bằng Sắt hay nhà lồng chợ bằng sắt? Chưa có cách lý giải nào được cho là thuyết phục nhất về địa danh này nhưng có thể nói vùng Sa Đéc là phần đất mới nhất trên đường mở nước dứt điểm vào năm 1757 của Nguyễn Cư Trinh, một vị quan từng lập thành tích an dân ở Quảng Ngãi, ông vào Nam khi mới 37 tuổi.

Việc khẩn hoang tiến hành ở Sađéc bấy giờ còn thô sơ, nhân công ít ỏi. Người dân đất mới an cư lạc nghiệp chưa được bao lâu thì lại phải đối phó với cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Gần 10 năm, quân sĩ hai bên truy nã nhau ờ vùng Sa Đéc mà di tích quan trọng nhất vào thời này ta còn tìm thấy là Bảo Tiền, Bảo Hậu ở Long Thắng và đập Đá Hàn ở Long Hậu (Lai Vung).

Sau thời nội chiến, Sa Đéc đi vào ổn định. Gia Long lên ngôi, vùng Sa Đéc là một phần của huyện Vĩnh An. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực bên sông Tiền là Tân Châu, Hồng Ngự xuống Sađéc được Gia Long quy hoạch là trung tâm kinh tế. Suốt một thời gian dài sau đó, Sa Đéc trở thành chợ sung túc nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ thua Sài Gòn, Chợ Lớn, mãi cho đến khi Cần Thơ hình thành. Có thể nói, suốt thời Gia Long – Minh Mạng, Sa Đéc phát triển hết sức mạnh mẽ nhờ kinh tế thị trường, giao lưu hàng hoá với các khu vực trong vùng và cả Campuchia.

Đến khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, năm 1889 Sa Đéc đã trở thành tỉnh lỵ được đô thị hoá theo mô hình áp dụng cho toàn Nam kỳ thuộc địa. Kể từ đó, Sa Đéc tự trói mình trong phạm vi tỉnh lẽ trong bộ máy cùm kẹp của thực dân. Thời này, Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh đến Chính quyền Sài Gòn lại cắt Nam Bộ thành 26 tỉnh. Tỉnh Sa Đéc cắt phần đất nằm ở tả ngạn sông Tiền để lập tỉnh Kiến Phong mới.
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP Van-mi10
Còn vùng Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền cũng có một quá khứ không kém hào hùng. Sử sách còn ghi, vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một số lưu dân thôn Bả Canh (nay thuộc xã Đập Đá, thị trấn Đập Đá, tỉnh Bình Định) vào khai hoang, định cư ven bờ con sạch Cái Sao Thượng hình thành nên xóm Bả Canh. Người có công lớn trong việc quy dân khai phá lập nên thôn ấp là Nguyễn Tú, ông được tôn làm Tiền Hiền của làng, nay bia Tiền Hiền còn tìm thấy ở gần khu vực cầu Đình Trung, phường II, thành phố Cao Lãnh.

Trong buổi đầu khai hoang, lập ấp, khu vực này thuộc quyền quản lý của Khố trường Bả Canh. Khố trường lúc bấy giờ chưa phải là phân hạt hành chính mà là một nơi thu thuế bằng hiện vật do các chúa Nguyễn thiết lập ở những nơi thôn, ấp còn rời rạc chưa liền ranh để có thể thành lập các cấp hành chính khác. Khố trường đặt nơi nào thì lấy tên thôn xóm đó làm tên. Từ năm 1732, khố trường Bả Canh thuộc châu Định Viễn (dinh Long Hồ)

Cuộc đo đạc địa chính năm 1836 cho thấy trên địa bàn thành phố Cao Lãnh ngày nay có 8 thôn nhưng 3 thôn Mỹ Trà, Mỹ Nghĩa, Tân An thuộc tổng Phong Thạnh, phân huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường còn 5 thôn thuộc tổng An Tịnh, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang là Phú An Đông, Tân Tịch, Tịnh Thới, Tân Thuận và Hoà An. Đến năm 1838 lập huyện Kiến Phong và Phủ Kiến Tường, huyện lỵ Kiến Phong và Phủ lỵ Kiến Tường đều đặt tại thôn Mỹ Trà.

Hoà ước 1862, công nhận sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, chúng chia các tỉnh thành các tham biện. Khu tham biện Cần Lố quản lý cả huyện Kiến Phong, chúng dời Phủ Kiến Tường từ Mỹ Trà về vàm Cần Lố và sáp nhập tham biện Cần Lố vào khu tham biện Tân Thành (Sađéc)

Đến đầu thế kỷ, bằng Nghị định toàn quyền, thực dân Pháp quy định kể từ ngày 1/1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ thống nhất gọi là tỉnh. Theo đó, địa bàn Cao Lãnh thuộc tỉnh Sađéc. Đến đầu năm 1914, quận Cao Lãnh đựơc thành lập. Đây là lần đầu tiên Cao Lãnh, một tên chợ được chọn làm tên cho một quận. Khu hành chánh nằm ở bờ sông Cao Lãnh, phía Hoà An, bên kia sông là khu thương mại với nhà lồng chợ khá sầm uất, kề bên là bến tàu ngày đêm tấp nập.

Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào ngày 22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ.

Nếu xét về quy mô, Cao Lãnh là một tỉnh lỵ nhỏ nhưng do vị trí đặc biệt và điều kiện khách quan, mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Nam bộ đều ghi dậm dấu ấn nơi đây. Đầu tiên là sự xuất hiện của Khố trường Bả Canh đánh dấu thành công bước đầu của công cuộc khai hoang ở thế kỷ XVII, XVIII. Bước sang thế kỷ XIX, trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Mỹ Trà đã là chiến trường ác liệt của nghĩa quân Thiên Hộ. Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, Cao lãnh là một trong những địa phương có phong trào Đông Du rầm rộ ở Nam Kỳ mà nổi bật là nhà cách mạng Nguyễn Quang Diêu, được coi là một lãnh đạo của phong trào Đông Du. Cao lãnh còn là nơi dừng chân của các nhà yêu nước như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Sinh Sắc…

Phát huy truyền thống đó, nhiều thanh niên vùng Hoà An, Cao Lãnh sớm giác ngộ gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi trở thành những Đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên. Chi bộ đầu tiên đã được thành lập tại làng Hoà An vào cuối năm 1929. Từ ấy, dưới ánh sáng của Đảng soi đường, người dân Cao Lãnh đã kiên cường đấu tranh, góp phần cùng cả miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước và cũng kể từ ngày 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sát nhập với Sađéc thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay.

Trong giai đoạn đầu, Sađéc được chọn là thị xã Tỉnh lỵ. Đến năm 1989, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương cùng chung tay góp sức, Cao Lãnh không ngừng phát triển và đã được công nhận là thành phố vào năm 2006 vừa qua. Người dân Đồng Tháp hôm nay không khỏi tự hào với một thành phố trẻ, bên dòng sông Tiền đang từng ngày, từng giờ vươn mình đi lên cùng đất nước.
2. Lịch sử văn hóa
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP H1010
Là vùng đất trẻ mới khai phá khoảng thế kỷ XVII, XVIII dưới thời các triều Nguyễn, người Việt ở miền ngoài di cư vào mở hoang bờ cõi. Sự hình thành của vùng đất này gắn liền với lịch sử đấu tranh oai hùng chống chọi với thiên nhiên, thú dữ và giặc ngoại xâm. Quá trình đó bồi đắp nên những giá trị nhân văn qua nhiều thế hệ, hình thành những giá trị văn hoá truyền thống mang sắc thái riêng.

Các phong tục tập quán mang những nét tương đồng gắn liền với nền sản xuất thuần nông nghiệp. Chịu ảnh hưởng về tam nho giáo (nho, lão, phật) nên phần đông người dân Ðồng Tháp lấy đạo thờ cùng ông bà làm trọng. Việc tín ngưỡng dân gian đã thành phong tục tập quán của nhân dân, cúng đình, cúng miễu... đã thành hội truyền thống. Bên cạnh đó, các tôn giáo như: Phật Giáo, Cao Ðài, Tin Lành, Thiên Chúa, Hoà Hảo... với các thiết chế chùa chiền, nhà thờ, thánh thất và những lễ hội, tín ngưỡng đã ăn sâu trong đời sống tâm linh của một bộ phận nhân dân.

Cuộc sống, sinh hoạt của người dân Ðồng Tháp đơn giản, dễ cơ động, phù hợp với miền đồng bằng sông nước. Văn hoá ăn, ở mang đặc thù riêng và phù hợp với môi trường, sinh thái tự nhiên. Vùng cao thì cất nhà trệt, vùng ngập lụt thì cất nhà sàn. Kiểu nhà truyền thống có các loại như: nọc ngựa; chữ dinh; bát dần, ở giữa gian nhà chính có bàn thờ tổ tiên, trước sân nhà có bàn thờ ông thiêng. Món ăn truyền thống có: canh chua cá đồng nấu với bông điên điển, bông súng, bông lục bình; mắm kho; chim nướng; chuột khìa; cá lóc nướng trui; rắn hầm nước dừa; rùa rang muối; cá linh nhúng dấm... đều là các món ăn đặc sản, đơn giản mà rất ngon. Mùa khan hiếm cũng không thiếu những thức ăn khô nổi tiếng như khô cá lóc; khô cá sặt rằn...

Xuồng là loại phương tiện đi lại rất phổ biến và tiền lợi của người dân Ðồng Tháp, cơ động và tiện lợi. Công cụ lao động thủ công dùng trong nông nghiệp có: cày, bừa, cuốc, len, liềm, hái, nọc cấy... , nhưng trong đó cần phải nói thêm về cái phảng dùng để phát hoang là một trong những công cụ lao động độc đáo. - Người Ðồng Tháp, tính cách chuộng sự phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực, không luồn cúi, coi trọng sáng kiến cá nhân; sinh hoạt đơn giản, ít chú ý đến hình thức bên ngoài, không cầu kỳ, ít lo xa, lao động cật lực, nhưng cũng ăn xài thoải mái. Bản chất người Ðồng Tháp giàu lòng nhân ái, thương người, mến khách, dễ gặp gỡ và dễ thân thiện.
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP H3410
Hoạt động văn hoá dân gian phát triển khá phong phú, đa dạng với nhiều loại hình, với hàng trăm điệu lý, câu hò, thơ ca ca ngợi tình yêu cuộc sống, con người, đậm đà tính mộc mạc, bộc trực, dũng mãnh. - Trong di sản văn hoá truyền thống có nhiều giá trị di tích lịch sửï và danh lam thắng cảnh đang được gìn giữ, bảo tồn và từng bước khai thác đúng với vai trò và tầm cỡ của nó phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cả trong hiện tại và tương lai mãi mãi về sau.
Cuộc Sống Việt _ Theo dongthap.gov.vn
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
LỊCH SỬ ĐỒNG THÁP
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông xuân 1953-1954, quân ta đã giữ thế chủ động đánh địch như thế nào trên chiến trường chính Bắc Bộ?
» QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA LIÊN XÔ TRONG THẬP NIÊN 30
» Cuộc vân động dân chủ1936-1939.
» Chính sách quốc phòng Mỹ ở Đông Nam Á
» Chiến dich Việt Bắc Thu-Đông 1947

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Các Tỉnh-
Chuyển đến