Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

April 2024
SunMonTueWedThuFriSat
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930    
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_leftDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) I_voting_barDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_right 
fudo85 (45)
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_leftDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) I_voting_barDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_leftDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) I_voting_barDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_leftDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) I_voting_barDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_leftDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) I_voting_barDi tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo)

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Empty
Bài gửiTiêu đề: Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo)   Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Icon_minitimeSat Mar 27, 2010 1:11 pm

ĐÌNH BÌNH THUỶ ( ĐÌNH THẦN LONG TUYỀN )
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Dinhbt10
Đình Bình Thuỷ được xây cất vào năm Tân Hợi -1844, sắc thần do vua Tự Đức phong vào ngày 29-11-1852 năm Nhâm Tý .
- Mỗi năm có 2 kỳ cúng lớn :
+ Ngày 12-13-14 tháng 7 ( ÂL )
+ Ngày 14 tháng 12 ( ÂL )
Cách nội ô TP.Cần Thơ 5km, theo đường Cách Mạng Tháng 8, hướng đi Long Xuyên, Ðình có quy mô diện tích vào loại lớn nhất trong các đình làng Cần Thơ (trên 4000 m2) được xây dựng vào năm 1844. Ðình thành lập rất sớm trong số các đình chùa ở Cần Thơ.
Ðình được xây theo hình chữ Nhất, mặt hướng ra sông Bình Thủy. Lối dẫn vào đình có phù điêu, chạm nổi hình rồng, kỳ lân. Mái đình lợp ngói được nâng đỡ bởi sáu hàng cột tròn bằng gỗ quý. Các bộ phận vì, kèo kết cấu theo lối "thượng lầu, hạ hiên". Quanh các gác mái chạm khắc các vị thần tiên, cỏ cây hoa lá. Đình Bình Thủy thờ các danh nhân có công với đất nước như Bùi Hữu Nghĩa, Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực.
CHÙA NAM NHÃ ĐƯỜNG
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Namnha10
Tọa lạc tại số 612 đường CMT 8. Chùa được xây dựng từ năm 1890 đến 1896 và trùng tu lại năm 1917.
Ngoài vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa trên 100 năm tuổi, trong chính điện còn có bàn thờ Tam giáo với 3 pho tượng bằng đồng: Phật Thích Ca - Đức Khổng Tử - Lão Tử và là địa điểm hội họp của các bậc tiền bối cách mạng trong hai cuộc kháng chiến.
Chùa Nam Nhã Đường thuộc phường An Thới TP Cần Thơ. Từ trung tâm TP Cần Thơ đi theo liên tỉnh lộ Cần Thơ - Long Xuyên khoảng 5 km đến chân cầu Bình Thuỷ, rẽ phải sang con đường tráng xi măng khoảng vài chục mét là đến cổng chùa Nam Nhã Đường.
Nam Nhã Đường là một ngôi chùa vừa trang nghiêm, cổ kính, mang một bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng mát. Trong sân trồng nhiều loại cây, kiểng được uốn nắn công phu, kết hợp với hòn non bộ cao trên 2 m nằm ở giữa sân. Lần bước lên 2 dãy nấc thang là đến chánh điện gồm 5 căn mỗi căn đều có 4 cột bê tông chống đỡ 3 vòm bán nguyệt, vòm giữa lớn, 2 vòm hai bên nhỏ hơn. Các hoa văn, hoạ tiết được tô đắp rất công phu làm tăng thêm phần duyên dáng, sắc sảo. Chánh điện lợp ngói âm dương trên có hình lưỡng long tranh châu. Bên trong chánh điện được bày trí các bàn thờ tam giác ( tượng phật, khổng tử, lão tử đồng bằng ), cụ Nguyễn Giác Nguyên, Quan Thánh Đế Quân, Bùi Hữu Sanh, Bùi Hữu Nghĩa...
Trước năm 1895, Nam Nhã Đường là tên gọi của 1 tiệm thuốc bắc của cụ Nguyễn Giác Nguyên - nơi dùng để liên lạc, tập hợp những tấm lòng yêu nước và che mắt chính quyền, chuyển phong trào chống Pháp từ hình thức khởi nghĩa vũ trang sang đấu tranh hợp pháp. Chùa Nam Nhã Đường được lập lên năm 1895 với 3 căn đơn sơ ( cột cây, lợp ngói ) lấy tên cửa tiệm thuốc của Giác Nguyên để truyền bá đạo Minh Sư và xây dựng cơ sở hoạt động. Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc kháng chiến, chùa Nam Nhã Đường luôn là cơ sở vũng chắc cho phong trào Đông Du trong tỉnh do Nguyễn Thần Hiến lãnh đạo. Tháng 9 năm 1929, Đặc uỷ Hậu Giang được thành lập do đồng chí Ung Văn Khiêm làm bí thư , đóng trụ sở tại chợ Bình Thuỷ, chùa Nam Nhã được dùng làm nơi liên lạc giữa Đặc Uỷ Hậu Giang và Xứ Uỷ Nam Kỳ. Ngoài ra, chùa còn là nơi lui tới của nhà cách mạng lỗi lạc Ngô Gia Tự - Bí Thư cấp uỷ Lâm Thời Đảng Bộ Nam Kỳ.
Trãi qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ, chùa Nam Nhã tiếp tục là chổ dựa của các tổ chức yêu nước, cách mạng. Chính vì vậy, Bộ Văn Hoá Thông tin đã ra quyết định công nhận chùa Nam Nhã Đường là di tích lịch sử cách mạng ngày 25/1/1991
Từ năm 1905, Nam Nhã được tái thiết, và đến nay chưa hề được sửa chữa nâng cấp
DI TÍCH CHÙA ÔNG - BẾN NINH KIỀU - QUẢNG TRIỆU HỘI QUÁN
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Chuaon10
Được xây dựng năm 1894 trên đường Hai Bà Trưng - Bến Ninh Kiều, chùa Ông còn gọi là Quảng Triệu Hội Quán. Kiến trúc độc đáo hình chữ Quốc với sân Thiên tĩnh, mái lợp âm dương, gờ mái bằng men xanh thẫm, bộ vì kèo làm theo kiểu " chồng rường gối mộng " lên nhau qua những con bọ được chạm khắc, theo nghệ thuật thư pháp cổ của Trung Hoa.
Đến nay chùa vẫn giữ được những đường nét kiến trúc độc đáo của thế kỷ XIX. Chùa thờ các vị thần Long Mã tướng quân, Quan thánh đế quân (Quan Công), Bà Thiên Hậu, Phật Bà Quan Âm. . .
Nằm ngay trên bến Ninh Kiều. Không kể ngày Tết, chùa có bốn lễ chính:
+ Ngày 2.2 Âl: ngày vía ông Bổn.
+ Ngày 23.3 Âl: vía Thiên Hậu Thánh mẫu.
+ Ngày 24.6 Âl: Quan Công.
+ Ngày 22.7 Âl : Thần tài. Quy tụ rất đông bà con người Hoa và cả khách thập phương trong ngoài nước cùng nhân dân quanh vùng.
LONG QUANG CỔ TỰ TẠI CẦN THƠ
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Cotu10
Tọa lạc tại ấp Bình Nhựt B, xã Long Hòa, TP Cần Thơ. Từ Cần Thơ theo đường CMT 8, đến cầu Bình Thủy rẻ trái đường đi Long Tuyền - đến chợ Rạch Cam, xã Long Hòa.
Chùa được xây dựng từ năm 1824, hiện lưu giữ hơn 50 tượng thờ được chạm trổ từ cây giáng hương trong đó có bộ thập bát La Hán được lưu truyền tới ngày nay. Chùa là địa điểm hành hương của các Phật tử và nhân dân trong vùng.
HỘI LINH CỔ TỰ
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Hoilin10
Tọa lạc tại số 314/36 đường CMT 8, Hội Linh Cổ Tự được cất bằng tre năm 1907 sau đó xây dựng lại năm 1914. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ xưa có giá trị còn được lưu lại, là nơi bảo vệ cán bộ cách mạng địa phương thời bấy giờ.
MỘ NHÀ THƠ PHAN VĂN TRỊ
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Phanva10
Phan Văn Trị (Cử Trị) quê ở Bến Tre, đỗ cử nhân năm Kỷ Dậu (1849) trong kỳ thi Hương tại Gia Ðịnh. Chán cảnh quan trường, năm 1868, từ Vĩnh Long, Cụ dời về làng Nhơn Ái, Phong Ðiền, Cần Thơ mở trường dạy học, có nhiều tác phẩm lên án chế độ thực dân, Cụ qua đời tại Cần Thơ.
Mộ nhà thơ Phan Văn Trị nằm trên lộ Vòng Cung, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 16 km. Hiện nay ngôi mộ nằm dưới bóng mát êm ả của vườn cây trái, đón nhận những người thuộc thế hệ sau đến viếng thăm để tỏ lòng tôn kính nhà thơ yêu nước của vùng đất nam bộ này.
MỘ THỦ KHOA NGHĨA
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo) Motkn10
Nhà thơ yêu nước Bùi Hữu Nghĩa hay Thủ khoa Nghĩa hiệu Nghi Chi, sinh năm Ðinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, nay thuộc phường An Thới, TP.Cần Thơ.
Từ nhỏ đã có tư chất thông minh, ông đỗ Giải nguyên năm Ất Mùi 1835 và mất năm 1872. Ông là một nhà nho cương trực có nhiều tác phẩm lớn được nhân dân tôn vinh là một trong bốn Rồng vàng đất Nam Bộ.
Ông là tác giả của vở tuồng "Kim Thạch Kỳ Duyên" được coi là một kiệt tác sân khấu ở Việt Nam.
Mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa nằm trên đường CMT 8, phường An Thới TP Cần Thơ, vào ngày 21-1 hằng năm nhân dân địa phương tổ chức viếng mộ để tưởng nhớ cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Ngoài ra còn có các di tích cấp quốc gia khác như:
-Khám lớn Cần Thơ ( Phường Tân An - TP Cần Thơ ).
-Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng Sản 1929 - 1930 ( Phường Bình Thủy - TP Cần Thơ ).
-Địa điểm Nam Kỳ Khởi Nghĩa ( Xã Phú Hòa - Tỉnh Cần Thơ ).
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo)
» Di tích lịch sử Cần Thơ
» Nhạc cung đình - theo dòng lịch sử
» Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
» Phân tích tác động của cuộc khai thác lần hai của Pháp đến xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Các Tỉnh-
Chuyển đến