Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

November 2024
SunMonTueWedThuFriSat
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Ai đã chia cắt nước Đức? Poll_leftAi đã chia cắt nước Đức? I_voting_barAi đã chia cắt nước Đức? Poll_right 
fudo85 (45)
Ai đã chia cắt nước Đức? Poll_leftAi đã chia cắt nước Đức? I_voting_barAi đã chia cắt nước Đức? Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Ai đã chia cắt nước Đức? Poll_leftAi đã chia cắt nước Đức? I_voting_barAi đã chia cắt nước Đức? Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Ai đã chia cắt nước Đức? Poll_leftAi đã chia cắt nước Đức? I_voting_barAi đã chia cắt nước Đức? Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Ai đã chia cắt nước Đức? Poll_leftAi đã chia cắt nước Đức? I_voting_barAi đã chia cắt nước Đức? Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Ai đã chia cắt nước Đức?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
fudo85
Thành viên cấp 1
Thành viên cấp 1



Tổng số bài gửi : 45
Points : 135
Join date : 20/03/2010

Ai đã chia cắt nước Đức? Empty
Bài gửiTiêu đề: Ai đã chia cắt nước Đức?   Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeSun Mar 21, 2010 9:26 pm

--------------------------------------------------------------------------------
Ngày 3/10 vừa qua là tròn 19 năm nước Đức tái thống nhất. Và tới đầu tháng 11 tới sẽ tròn 10 năm ngày bức tường Berlin đổ vỡ. Xung quanh những nguyên nhân dẫn tới việc nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai bị chia cắt tới gần nửa thế kỷ cho tới hôm nay vẫn còn những ý kiến khác nhau.

Một số thế lực phương Tây muốn đổ mọi trách nhiệm về việc này cho Liên Xô. Tuy nhiên, sự thực không phải là như thế. Những ý kiến của TS
mà chúng tôi dẫn ra sau đây có thể phần nào giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này.







Ông Gorbachev và bà Thatcher.


Ông Valentin Falin sinh ngày 3/4/1926 tại Leningrad, người từng chấp bút các bài phát biểu cho Bộ trưởng Ngoại giao Xôviết Andrey Gromyko và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrusov. Một chuyên gia chủ đạo nghiên cứu về nước Đức trong ban lãnh đạo Xôviết trước kia, từng phụ trách Ban Đối ngoại Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cũ, cựu đại sứ Liên Xô ở CHLB Đức. Hiện nay, ông Falin đã 83 tuổi nhưng vẫn tích cực hoạt động khoa học và vẫn giảng dạy tại Học viện Hành chính Nga về lịch sử chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai; về vai trò của nước Nga trong thế giới hiện đại.


Valentin Falin

Theo ông Falin trong bài trả lời phỏng vấn mới đây cho báo Izvestia, nước Đức đã bị chia cắt thành hai miền rồi hai nước là do phương Tây đã thực thi kế hoạch "Không thể tưởng tượng nổi" của Thủ tướng Anh khi ấy, William Churchill: sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào ngày 1/7/1945 sẽ phải bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và lực lượng chính yếu chống lại Moskva vẫn phải là người Đức. Quan điểm của Liên Xô khi đó là: việc chia cắt nước Đức không có lợi cho Moskva vì nó dẫn tới sự thống trị của Washington trên trường quốc tế.


Stalin

Chính tại hội nghị ở Potsdam, lãnh tụ Xôviết Stalin đã đề nghị: sẽ có một nước Đức dân chủ và thống nhất! Sẽ có những chính đảng chung của cả nước Đức, những công đoàn chung của cả nước Đức, báo chí chung, nhà thờ chung, cả trong đạo Tin Lành lẫn trong đạo Thiên chúa…


William Churchill

Thế nhưng, cũng tại Potsdam khi đó, người Mỹ đã chống lại ý tưởng xây dựng một nền chính trị chung của cả nước Đức. Người Mỹ cũng cùng người Pháp và người Anh chống lại việc xây dựng các chính đảng chung, các công đoàn chung và các phương tiện thông tin đại chúng chung của cả nước Đức…
Năm 1946, Moskva đề nghị tổ chức ở nước Đức bầu cử tự do, thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, ký cùng họ hòa ước và sau đó một hai năm rút quân đội ra khỏi nước Đức… Tất cả các đối tác phương Tây đều chống lại ý tưởng này của Moskva.





George Marshall


Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là ông George Marshall tuyên bố: "Chúng ta không có căn cứ để tin vào ý chí dân chủ của nhân dân Đức. Hiệp ước hòa bình sẽ được xây dựng không cần sự tham gia của người Đức và sẽ được áp đặt cho họ khi nào mà Washington cho là cần thiết. Chúng ta sẽ buộc cho họ những điều kiện mà chúng ta cho là cần thiết".
Thái độ của Moskva về một nước Đức thống nhất chỉ thay đổi sau hội nghị của các nước thắng trận năm 1947 ở London mà phương Tây đã không mời Liên Xô tham dự. Tại hội nghị đó, người Mỹ đã đưa ra quyết định xây dựng một nước Tây Đức riêng, vũ trang cho nó và kết nạp vào các liên minh quân sự chính trị của phương Tây. Rốt cuộc là trong số các quốc gia láng giềng với Liên Xô chỉ có Phần Lan và Áo còn là những nước duy trì được chính sách trung lập, mặc dầu lãnh tụ Xôviết Stalin rất muốn nhân rộng tấm gương trung lập của Phần Lan.
TS Falin nhấn mạnh: "Tôi đã đọc tất cả các bị vong lục của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ trong những năm đó và tôi có thể chứng minh đầy đủ bằng các tài liệu: khi chúng ta cố gắng thương thuyết với họ là đã phí uổng thời gian - Washington không hài lòng với bản thân sự tồn tại của Liên bang Xôviết!


Joseph Grew

Joseph Grew, một người bạn của Roosevelt (vị Tổng thống Mỹ thứ 32 - KP), quyền Ngoại trưởng Mỹ, ngày 19/5/1945 đã viết cho Truman (vị Tổng thống Mỹ thứ 33- KP): "Nếu có điều gì đó trên thế giới không thể tránh khỏi thì đó chính là cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô. Cẩn thận hơn cả là tạo ra đụng độ trước khi nước Nga khôi phục lại được nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá của mình và chuyển đổi dữ lượng con người và tài nguyên của mình thành sức mạnh chính trị và quân sự".


Harry S. Truman

Còn Truman sau hội nghị ở Potsdam đã giao cho tướng Eishenhower chuẩn bị chiến dịch "Totality" và vào hạ tuần tháng 8 đã có danh sách 15 thành phố Xôviết, những mục tiêu cần tiêu diệt trước tiên và đánh giá - với kinh nghiệm của Hiroshima và Nagasaki - số lượng đầu đạn hạt nhân cần để tiêu diệt những mục tiêu này. Trong giai đoạn từ năm 1945 tới năm 1949 đã có không dưới 16 kế hoạch chiến tranh hạt nhân chống lại Liên Xô, danh sách các mục tiêu đã tăng từ 15 lên 200, số lượng bom cũng vượt quá 300.


Eishenhower

Nếu tình báo Mỹ biết được rằng, vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên Xô được chế tạo từ lượng uran khai thác ở Đông Đức và Tiệp Khắc, hẳn Washington đã có thể tiếp nhận theo một cách khác đề nghị của Moskva về việc rút quân đội khỏi lãnh thổ Đức…".
TS Falin cho rằng, không phải Liên Xô mà chính là kẻ đã khởi xướng chiến tranh lạnh mới có lỗi trong việc nước Đức bị chia cắt tới gần nửa thế kỷ: "Hiện giờ chúng ta có thể chứng minh một cách chắc chắn là, chiến tranh lạnh đã sinh ra trong đầu các chính trị gia Mỹ. Và một khi người Mỹ đã chia cắt nước Đức thì người Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyện đó...".
Cũng trong giai đoạn nước Đức bị chia cắt, theo TS Falin, đã có khá nhiều cơ hội bị bỏ lỡ để làm giảm nhẹ hơn hệ lụy từ chuyện này: "Mùa thu năm 1950, Otto Gretowohl, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHDC Đức cũ, đã viết cho Konrad Adenauer, vị Thủ tướng Tây Đức đầu tiên như sau: trách nhiệm của tôi với ngài trước nhân dân Đức là ở chỗ, làm sao để sự chia cắt đất nước không gây ảnh hưởng xấu đối với những người dân bình thường. Ông Adenauer thoạt đầu đã đưa ra hai điều kiện tiên quyết để đối thoại với CHDC Đức, nhưng rồi sau đó lại cắt đứt mọi mối quan hệ. Ông Stalin đã thông qua Hội Chữ thập đỏ đề nghị với ông Adenauer: Hãy cùng thương thảo về số phận những quân nhân đang còn ở trong nhà tù của chúng tôi. Kết luận của Adenauer: "Đây không phải là vấn đề nhân đạo mà là vấn đề chính trị - họ càng ngồi tù lâu thì càng tốt cho chúng tôi".


Konrad Adenauer

Cũng theo TS Falin, nếu như ở CHDC Đức trước kia, mức sống của người dân có cao hơn so với ở Liên Xô thì điều đó hoàn toàn không phải vì Moskva đã "hỉ xả" về mặt kinh tế đối với Đông Đức: "Chúng ta đã không có ưu đãi gì. Chúng ta đã thanh toán với họ theo giá thế giới về lượng uran khai thác ở đó từ năm 1945. Và cũng phải cần nhớ rằng, gánh nặng quân sự đối với nền kinh tế CHDC Đức lớn hơn nhiều so với CHLB Đức, vì chi phí quân sự ở Tây Đức chỉ ở mức 5,7% GDP, còn ở Đông Đức - 15%... CHDC Đức còn phải gánh rất nhiều chi phí xã hội: mối quan tâm như thế tới trẻ em, tới cựu chiến binh, tới thiên nhiên, tới việc gìn giữ di sản Đức tại CHLB Đức không hề có. Ai cũng biết rằng, nếu mô hình quốc gia xã hội của CHLB Đức được như hiện nay với tất cả các hệ thống bảo hiểm, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ xã hội được như hiện nay là nhờ phải thi đua với những thành tựu của Đông Đức!".

Trích:

Trong việc CHDC Đức đã bị yếu thế hơn trước CHLB Đức khi hai nước này sáp nhập vào nhau có bàn tay không sạch sẽ của thủ lĩnh Liên Xô lúc đó là Mikhail Gorbachev. Nhận xét về ông Gorbachev, TS Falin nhấn mạnh:
"Chính vị Thủ tướng thứ tư của CHLB Đức Willy Brandt đã nói với tôi rằng: Lương tâm của Gorbachev không sáng!



Willy Brandt

Trong một bài trả lời phỏng vấn cho báo ở Berlin năm 1992, tôi đã nói về Gorbachev với tư cách một chính trị gia như sau: Ông ta có hai điểm yếu - ông ta không biết lựa chọn cán bộ để hoàn thành một công việc cụ thể và ông ta không có những người bạn đích thực…
Gorbachev thậm chí còn không có cả một kế hoạch phát triển chính đất nước của mình - cả trong kinh tế, chính trị lẫn trong lĩnh vực xã hội, nói chi đến kế hoạch cho một nước Đức thống nhất!...
Nếu như chúng ta đã có một kế hoạch thống nhất nước Đức của mình thì thực là tốt vì chúng ta khi đó đã có những cơ hội để tìm ra một giải pháp hữu lý.
Tổng thống Pháp Mitterand khi đó chống lại việc hòa lẫn hai nước Đức một cách cơ khí.





François Mitterrand

Bà Thatcher thì rất kiên quyết chống lại bất cứ sự thống nhất nào. Và bà ấy bảo rằng, nếu như không tránh được chuyện đó thì hãy để mọi việc diễn ra trong một quá trình lâu dài, tới hàng chục năm, có nhiều giai đoạn, thông qua cơ chế liên bang. Và trước khi có liên bang thì CHLB Đức vẫn là thành viên NATO, còn CHDC Đức vẫn là thành viên khối Hiệp ước Warshawa.
"Không nên gây sức ép với Gorbachev quá, ông ta cần cho chúng ta để làm thay đổi Liên Xô. Không nên làm mất thế nội bộ của ông ta để ông ta còn có thể hoàn thành công việc mà chúng ta cần" - đó là một trong những luận cứ của bà Thatcher.
Thế Gorbachev đã cư xử như thế nào?
Khi họ gặp nhau ở Kiev, ông Mitterand đề nghị: Chúng ta hãy cùng tới Đông Berlin, hỗ trợ cho ông Egon Krenz (người thay thế ông Honecker), thì Gorbachev đã từ chối: "Ông cứ đi một mình!". Những người dân chủ xã hội Tây Đức đã có một kế hoạch thống nhất nước Đức khá thú vị nhưng Gorbachev đã từ chối gặp họ…


Egon Krenz

Tôi đã bảo với ông ta rằng, chúng ta đang có đủ mọi điều kiện để dành cho nước Đức quy chế vùng lãnh thổ không có vũ khí hạt nhân và không để NATO mở rộng sang phía Đông, theo điều tra xã hội đang có 74% dân số ủng hộ chúng ta… Nhưng ông ta lại nói: "Tôi sợ rằng đoàn tàu đã rời ga rồi". Thực ra là ông ta đã nói với phương Tây: Hãy cho chúng tôi 4,5 tỉ mác để lo ăn…".





Nguồn http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/sotay/2009/10/53262.cand
Về Đầu Trang Go down
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Ai đã chia cắt nước Đức? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ai đã chia cắt nước Đức?   Ai đã chia cắt nước Đức? Icon_minitimeMon Mar 22, 2010 9:01 am

Bai nay neu dua hinh anh vao them thi se hay lam day
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Ai đã chia cắt nước Đức?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc (1919 - 1924) ở nước ngoài.
» Dân Nước Nam
» NHÀ THỤC VÀ NƯỚC ÂU LẠC
» Nét chính về tình hình nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng tám.
» Nhuyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu .

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ THẾ GIỚI-
Chuyển đến