Năm Sửu, mở trang sử Việt để ghi lại những sự kiện đáng nhớ nhằm giúp bạn đọc ôn cố tri tân, chắc cũng hợp lẽ:
- Năm Ất Sửu (905): Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Đường, chiếm thành Tống Bình, xưng là Tiết Độ Sứ, xây dựng chính quyền tự chủ, kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Năm Ất Sửu (965): Khởi đầu loạn thập nhị sứ quân nhờ Đinh Bộ Lĩnh, nạn phân tranh được hợp nhất. Năm 966, người anh hùng đất Hoa Lư lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
- Năm Kỷ Sửu (1049): Nhà Lý cho xây dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột) một công trình kiến trúc độc đáo, biểu trưng nền nghệ thuật nước nhà và tinh thần sùng đạo Phật.
- Năm Đinh Sửu (1907): Vua Lý Nhân Tông cho biên soạn, bổ sung, cải cách các phép tắc và định chế chính trị, pháp quyền cũ làm thành một quyền mới, tạo nên những tiến bộ lớn trong phương thức tổ chức nhà nước và điều hành mọi quan hệ chính trị.
- Năm Kỷ Sửu (1289): Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông (1279-1293) phong Hưng Đạo Đại Vương lãnh án tiên phong dẹp giặc Nguyên.
- Năm Đinh Sửu (1397): Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền để điều chỉnh, phân phối ruộng đất giữa các tầng lớp xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi của giới thượng lưu. Đồng thời năm này, thủ đô nước ta được chuyển từ Thăng Long vào Thanh Hóa, gọi Tây Đô.
- Năm Kỷ Sửu (1469): Nhà Lê cho vẽ bản đồ quốc gia với từng khu vực cụ thể, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực hiểu biết, xác định quy hoạch và quản lý lãnh thổ.
Lê Thánh Tông (1460-1497) quy định bản đồ cả nước. Đặt ra 12 khu: Thừa Thiên - Thuận Hóa - Nghệ An - Thanh Hóa - Sơn Nam - Hải Dương - Sơn Tây - Kinh Bắc - An Bang - Tuyên Quang - Hưng Hóa - Lạng Sơn - Ninh Sóc.
- Năm Tân Sửu (1481): Lê Thánh Tông cho mở đồn điền.
- Năm Kỷ Sửu (1529): Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) truyền ngôi cho con là Mạc Thái Tông (Đăng Doanh) sau 2 năm làm vua, nhận chức vị Thái Thượng Hoàng.
- Năm Quý Sửu (1673): Sau 45 năm nội chiến và 7 cuộc chiến lớn gây đau khổ lầm than cho dân, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tạm hòa hoãn lấy sông Gianh làm giới tuyến để kiến thiết lại đất nước.
- Năm Đinh Sửu (1757): Mạc Thiên Tích con Mạc Cửu gốc người Hoa chống Mãn Thanh chạy qua nước ta đã được phong chức Tổng Trấn, giữ đất Hà Tiên. Sau ngày cha qua đời (1736), có công mở mang bờ cõi nước ta làm chủ thêm hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên.
- Năm ẤT Sửu (1865): Tờ báo Quốc Ngữ Việt Nam đầu tiên (Gia Định báo) xuất bản số đầu tiên.
Cùng năm này, Võ Duy Dương anh hùng chống thực dân Pháp, lập căn cứ kháng chiến tại Đồng Tháp Mười và thắng trận Mỹ Trà vang danh vào tháng 7-1865 (có sự tham gia của bạn đồng chí Trương Định lúc còn sinh tiền).
- Năm ẤT Sửu (1925): Là năm có nhiều sự tích đáng ghi nhớ.
1. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc ra đời ở Paris (thủ đô nước Pháp).
2. Nhà Cách mạng Phan Chu Trinh, người chủ xướng dân quyền ở nước ta từ Pháp trở về Tổ quốc, bị thực dân Pháp kết án tử hình năm 1908, sau giảm xuống và đày ra Côn Đảo.
3. Cụ Huỳnh Thúc Kháng bạn chiến đấu của cụ Phan Chu Trinh cũng từng bị đày ra Côn Đảo, về sau là quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4. Đồng bào cả nước đấu tranh đòi thực dân Pháp thả nhà Cách mạng Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc đưa về giam tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội.
* Tháng 6 năm Ất Sửu (1925): Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) tập hợp những người yêu nước thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).
- Năm Tân Sửu (1961): Kế hoạch Xtalay - Taylo của Mỹ thất bại. Chiến thắng Thị xã Phước Thành, cách Sài Gòn 50km.
- Năm Quý Sửu (1973): Hiệp định Paris được ký kết giữa Chính phủ VNDCCH, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam và Chính phủ Mỹ, Chính phủ Sài Gòn (theo Mỹ).
- Ngày 27-2 Hội nghị Quốc tế về Việt Nam ghi nhận hiệp định này.
- Năm Ất Sửu (1985): Hoàn thành xây dựng cầu Thăng Long và Cung Văn hóa Việt Xô.
- Năm Đinh Sửu (1997): Hội nhập với tự do hóa thương mại và đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam vươn tới tầm cao mới của thị trường vốn năm 1997, đạt chất lượng tiến trình hội nhập.