nguyentoan Admin
Tổng số bài gửi : 143 Points : 417 Join date : 20/03/2010 Age : 35 Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ
| Tiêu đề: CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG Sun Apr 04, 2010 10:20 pm | |
| Câu hỏi 1 : Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời: *. Chuẩn bị về mặt tư tương chính trị: + tố cáo tội ác của thực dân pháp đối với nhấn dân các nước thuộc địa. Ngươi viết nhiều bài đăng trên các báo : “Người cùng khổ”,”đời sống công nhân”,”Nhân đạo”,tạp chí”Cộng sản”,”thư tín Quốc tế”, đặc biệt là năm 1925 Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ”đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn đến các phong trào yêu nước trong nước và các nước thuộc địa…. Trong nội dung của các bài báo ,các tác phẩm người đều lên án chủ nghĩ thực dân , vạch trần bản chất xâm lược phản động , bóc lột ,đàn áp tàn bạo của chúng .Ngưoif tố cáo đanh thép trước thế giới và nhân dan pháp tội ác tày trời của thực dân pháp với các nước thuộc địa và thức tỉnh long yêu nước , ý chí phản kháng của các dân tộc thuộc địa. + Phác thảo đường nối cứu nước(thể hiện tập trung trong các tác phẩm “Đường cách mệnh”)nội dung cơ bản của tác phẩm là : -đi sâu vạch rõ bản chất phản đọng của chủ nghĩ thực dân.Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa ,của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, là kẻ thù trực tiếp và nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa… -con đường đi lên của cách mạng việt nam là cuộc cách mang giải phóng dân tộc tiến lên làm cuộc cách mạng XHCN đi lên CNXH .Hai giai đoạn cach mạng này có quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau -mối quan hệ giữa cách mạng chinh quốc và cách mang thuộc địa có mối quan hệ khăng khít với nhau.Phải thực hieenj sự lien minh chiến đấu giữa các lực lượng cách mạng ở thuộc địa và chính quốc.Đặc biệt người chỉ rõ cách mạng thuộc dịa có tinh chủ động , độc lập có thể dành độc lập trước cách mạng chinh quốc góp phần đẩy mạnh cách mạng chinh quốc -về lục lượng cách mạng: công nông là chủ ,là gốc của cách mạng còn người học trò nhà buôn nhỏ điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông.Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc của một hai người -mục tiêu cách mạng:Quyền lực thuộc về nhan dân -về đoàn kết quốc tế : đặt cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng trên thế giới, phải thực hiện sự lien minh ,đoàn kết vói các lực lượng cách mạng thế giới -về đảng tác phẩm nhấn mạnh các cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có đảng cộng sẩn lãnh đạo lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm tư tưởng và vận dụng học thuyết đó vào VN Đó là những hoạt động chính trị và những tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào VN đầu thế kỉ 20, hướng cho phong trào giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản , dẫn đên sự ra đời của đảng cộng sản VN */Chuẩn bị về mặt tổ chức : +năm 1921 NAQ cùng một số nhà cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp lập ra hội lien hiệp các dân tộc thuộc địa ,nhăm tập hợp các lực lượng chống CN thực dân +nam 1924 NAQ tới Quảng Châu-Trung Quốc cugnf với nhưng nhà lãnh đạo cách mạng các nước Trung Quốc Triều Tiên,Ấn Độ,Thái Lan,Indonexia…thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông +6-1925 NAQ thành lập hội VN cách mạng thanh niên để huấn luyện cán bộ trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào phong trào công nhân , phong trào yêu nước ỏ Việt nam.Đây là tổ chức tiền thân của đảng . Hội Vn cách mạng thanh niên và tác phẩm “Đương cách mệnh” đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị ,tư tưởng và tỏ chức cho việc thanh lập chính đảng vô sản ở VN dân đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở VN : Đông dương CS đảng (6-1929),A Nam CS đảng (7-1929), Đông Dương CS Liên Đoàn (1-1930).Từ ngày 3-7/2/1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long –Hương Cảng –Trung Quốc dưới sụ chủ trì của NAQ đã nhất trí thành lập đảng cộng sản VN .Hội nghị thong qua chính cương vắn tắt ,sách lược vắn tắt , điều lệ vắn tắt của đảng và lời kêu gọi của NAQ nhân dịp thành lập đảng các văn kiện quan trọng của đảng được hội nghị thông qua cuơng lĩnh đầu tiên của đảng ta 3.Ý nghĩa của sự ra đời của đảng +đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lich sử cách mạng nước ta chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước trong những năm đầu thế kỷ 20 đồng khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân VN + Đảng ra đời là kết quả tất yếu khách quan phù hợp với xu thế thời đại +đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng VN. Đây chính là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN . +Đảng ra đời mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc –thời kỳ độc lập dân tộc dân chủ gắn liền với CNXH .Đảng ra đòi trở thành ngọn cờ đoàn kết các yếu tố giai cấp dân tộc quốc tế tạo ra sức mạnh tổng hợp của cách mạng giành thắng lợi.
Câu2: Trình bày nội sung cơ bản của chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và đc hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930 thông qua
1. Hoàn cảnh lịch sử hội nghị thành lập Đảng (từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930) họp ở bán đảo Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc ). Dưới sự chủ trì cảu Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng, trong đó có Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt cảu Đảng do nguyễn ái quốc khởi thảo. 2. nội dung cơ bản của Chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đã vạch ra những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam Đó là: -chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để di tới xã hội cộng sản. đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản bao gồm ba nội dung gắn bó với nhau: dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội -trong giai đoạn thực hiện chiến lược cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, nhiệm vụ của cách mạng về các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội là: + về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước việt nam hoàn toàn độc lập; dựng ra Chính phủ công, nông, binh; tổ chức ra quân đội công-nông. + về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công, nông, binh. Thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo. Miễn thuế cho dân nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật: ngày làm 8 giờ. + về phương diện xã hội: dân chúng đc tự do, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. -về giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng: 1.Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho đc đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giao cấp mình lãnh đạo đc dân chúng. -đảng phải thu phục cho đc đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh gục bọn đại địa chủ và phong kiến. -đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia. -đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông, Thanh niên, Tân việt… để kéo họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (đảng lập hiến…) thì phải đánh đổ. -trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thỏa hiệp Như vậy, lực lựợng cách mạng bao gồm các giai cấp và tầng lớp như công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc và các các nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ, trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã phát triển thêm một số luận điểm quan trọng trong tác phẩm Đường cách mệnh như tính chất Đảng chia ruộng đất cuả đề quốc và địa chủ, phản cách mạng cho nông dân nghèo, lợi dụng mâu thuẫn có nguyên tắc… Cương lĩnh chính trị của Đảng ra đời sau. Nghị quyết Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ XI khoảng một năm rưỡi, đồng thời đã không chịu ảnh hưởng một số quan điểm “tả” của quốc tế cộng sản. 3.ý nghĩa lịch sử Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do nguyễn ái quốc khởi thảo là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng cộng sản viêt nam, đó là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới. Độc lập, tự do gắn liền với định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội là tư tương cốt lõi của Cương lĩnh này.
Câu 3: Phân tích ND chủ trương điều chỉnh chiến lược Cách mạng của ĐCS Đông Dương khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Hoàn cảnh lịch sử : Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1923 đã đẩy mâu thuẫn vôn có của chủ nghĩa TB lên cao và sâu sắc .Chủ nghĩa phát xít ra đời và thống trị ở Đức Ý Nhật, nó xóa bỏ mọi quyền tự do dân chủ, tiến hành khủng bố khơi ngòi chiến tranh thế giới. Chủ nghĩa phát xít trở thành thảm họa cho nhân loại . Yêu cầu bức thiết của nhân loại là chống phát xít, chống chiến tranh bảo vệ hòa bình. Tháng 7-1935 quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần thứ 7 tại Matcova,đại hội phân tích âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ phát xít đối với cách mạng thế giới vạch rõ kẻ thù của nhân dân thế giới lúc này không phải chủ nghĩa đế quốc hay chủ nghĩa tư bản nói chung mà là chủ nghĩa phát xít Nhiệm vụ trước mắt của công nhân quốc tế là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc giành dân chủ hòa bình, bảo vệ Liên Xô để thực hiện nhiệm vụ trên giai cấp công nhân quốc tế phải thống nhất hành động phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít, đối với các nước nửa thuộc địa vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt. *Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng CSĐôngDương Những biến đổi của tình hình trong nước đặt đảng cộng sản đông dương trước yêu cầu mới tháng 7 năm 1936 hội nghị ban chấp hành trung ương đảng họp tại Thượng Hải, Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì. Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước, nắm vững tư tưởng chỉ đạo của quốc tế Cộng Sản, hội nghị đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược . Hội nghị khẳng định : Chống đế quốc , chống phong kiến , giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày là mục tiêu không thay đổi. Song mục tiêu, nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xit và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ cơm áo hòa bình . Hội nghị quyết định thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương bao gồm các giai cấp, các lực lượng cách mạng, các đảng phái, các xu hướng chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đấu tranh đòi những điều dân chủ đơn sơ. Trong khi nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng: Đề cao hoạt động bí mật của Đảng; thu nạp Đảng viên và củng cố hàng ngũ của đảng. Hội nghị chủ trương thay đổi hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh, tận dụng điều kiện hợp pháp công khai, nửa hợp pháp nửa công khai để tổ chức và hoạt động. Hội nghị đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu cụ thể, trước mắt, mối quan hệ giữa củng cố khối liên minh công nông và mở rộng mặt trận giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới. Thực hiện chủ trương, chính sách mới, Đảng đã nhanh chóng phát động được một phong trào cách mạng sôi nổi, thu nhiều thắng lợi có ý nghĩa to lớn. Thành quả nổi bật nhất là đã xây dựng được đội quân chính trị của hàng triệu quần chúng trong cao trào cách mạng 1936-1939, tạo nền tảng cho thắng lợi tiếp theo .
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám 1945. Trả lời: 1. nguyên nhân thắng lợi. Thắng lợi của cách mạng tháng tám là kết quả tổng hợp của những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngòai, là kết quả sự lãnh đạo đúng đắn của đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh kết hợp với trí sáng tạo, tinh thần dũng cảm và sức mạnh đầu tranh của nhân dân ta, là kết quả cảu ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945; sự lãnh đạo cuả đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng tháng 8. -thắng lợi của cách mạng t8 là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc, phải thực hiện từng bước với khẩu hiệu thích hợp, sự chỉ đạo chiến lược tài tình cuả đảng đánh dấu bước trưởng thành của đảng ta. -Thắng lợi cảu cmt8 chủ yếu và trước hết là thắng lợi cuả đaọ quân chủ lực cách mạng là công nhân và nông dân- thành phần chiếm số đông nhất của dân tộc, lực lượng hăng hái và triệt để nhất có tác dụng quyết định, thành công của cmt8. cmt8 là sự nổi dậy đồng loạt của nhân dân trong cả nước. -Thắng lợi của cmt8 còn là thắng lợi của chủ trương lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền, các hạng tay sai của Pháp và của Nhật. -Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cm một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dan. -Thắg lợi của cmt8 là thắng lợi cuả nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ. -Thắng lợi của cmt8 là thắng lợi của việc xây dựng một đảng Mac-Lenin có đường lối đúng đắn, bảo đảm thông suốt và quán triệt đường lối đó trong thực tiễn chuẩn bị khởi nghĩa và khởi nghĩa, làm cho tổ chức đảng có chất lượng cao, tinh gọn, trong sạch, vững mạnh và ăn sâu bám rễ trong quần chúng. 2.Ý nghĩa lịch sử -Cmt8 là bước nhảy vọt vĩ đại đánh dấu một cuộc biến đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử tiến hóa của dân tộc ta. Nó đập tan sự thống trị của thực dân trong 87 năm, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. -Cmt8 năm 1945 thắng lợi là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ người nô lệ trỏ thành ng` chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nứơc độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. -Cmt8 thắng lợi đã sáng tạo ra những kinh nghiệm lịch sử góp phần xây dựng kho tàng lý luận về Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, đồng thời để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp, chống Mỹ. -Cmt8 đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đề quốc, mở ra thời kỳ suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. + Nói về ý nghĩa lịch sử vĩ đại của CMT8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo CM thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. 2.Bài học kinh nghiệm Kinh nghiệm của CMT8 rất phong phú, dưới đây là một số bài học chủ yêu: -giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc, phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu thích hợp. -xây dựng khối liên minh công-nông-trí thức vững chắc làm cơ sở để xây dựng và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, đã tạo ra sức mạnh áp đảo, tòan dân nổi dậy trong CMT8, làm tê liệt sức đề kháng của kẻ thù -lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phát xít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền và các hàng ngũ tay sai của Pháp và của Nhật. Kết quả của việc lợi dụng đó đã làm cô lập cao độ được bọn đế quốc phát xít và bọn tay sai phản động, tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng, làm cho cách mạng có thêm lực lượng dự bị hùng hậu đông đảo, làm cho CMT8 giành thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu, giảm bớt được những trở ngại hy sinh ko cần thiết. -Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngay từ khi ra đời , Đảng đã khẳng định con đường duy nhất để đánh đổ chính quyền của đế quốc và phong kiến là con đường bạo lực cách mạng. Bạo lực của CMT8 được sử dụng một cách thích hợp ở chỗ: kết hợp chặt chẽ lực lượng chính trị với lực lương vũ trang, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn lẫn thành thị, trong đó đòn quyết định là các cuộc nổi dậy ở Hà Nội, Huế, và Sài Gòn: kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ một vài địa phương lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, dần dần làm biến đổi lực lượng so sánh giữa ta và địch, tạo ra ưu thế áp đảo, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. -Nắm thời cơ, chớp đúng thời cơ được coi là nghệ thuật lãnh đạo CMT8, dự đoán thời cơ đúng, xây dựng lực lượng có hiệu quả, hành động mau lẹ kịp thời, kiên quyết và khôn khéo khi thời cơ xuất hiện xây dựng đảng Mác_lênin vững mạnh, thống nhất ý chí hành động, trung thành vô hạn với dân tộc và giai cấp.
Câu 5:Trình bày nội dung cơ bản của đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) của Đảng Lao Động Việt Nam đã xác định. Trả Lời: Hoàn cảnh lịch sử: (thêm vào cho chắc) a)Hoàn cảnh thế giới: Sự ra đời cảu các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 1/3 dân số và 1/4 đất đai trên thế giới đã tạo ra một thế rất vững chắc, một lực lượng hùng hậu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của cách mạng nước ta. b)Tình hình trong nước: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và can thiệp Mỹ giành những thắng lợi vang dội… Yêu cầu mới của cuộc kháng chiến đặt ra cho Đảng ta nhiều nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi Đảng trở lại hoạt động công khai để đẩy cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi. Trong bối cảnh lịch sử đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng Sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội được tổ chức tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951. Tham dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên. Nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam: -Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã quyết định tách ba đảng bộ Đảng Cộng sản ở ba nược Việt Nam, Lòa và Campuchia để lập ra ở mỗi nuốc một đảng cách mạng riêng, có cương lĩnh đường lối cách mạng riêng thích hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc. -Xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọ can thiệp Mỹ, bọn phong kiến phản động. Kẻ thù chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. -Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân đân, tạo cơ sở cho chủ nghía xã hội. -Ba nhiệm vụ trên có quan hệ khăng khít với nhau, song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc. Lúc này phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc. -Động lực của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tiểu tư sản dân tộc, nhân sĩ yêu nước tiến bộ. Nền tảng là khối liên minh công nông và lao động trí thức. Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp nông dân. -Giải quyết những nhiệm vụ cơ bản và sắp xếp lực lượng cách mạng như trên, cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đân chủ nhân dân. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua Đảng Lao động Việt Nam, nhất định sẽ tiên lên chủ nghĩa xã hội. -Cùng với các văn kiện đã thông qua tại Đại hội, “Chính cương Đảng Lao động Việt Nam” thể hiện sự hoàn chỉnh thêm một bước đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được vạch ra trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, đường lối đó soi đường dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Câu 6:Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1946-1954). Trả Lời: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1944-1954) là cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đó vừa có ý nghĩa dân tộc, vừa có ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Ý nghĩa lịch sử: -Thắng lợi của cuộc kháng chiến bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của bọn thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, hoàn thành cách mang dân tộc dân chủ nhân dân trên một nửa đất nước. Cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, hoàn thành thống nhất nước nhà. -Thắng lợi đố đã cổ vũ mạng mẽ các dân tộc bị nô dịch vùng lên chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân, vì độc lập tự do và dân chủ tiến bộ, báo hiệu một thời kỳ sụp đổ từng mảng của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, góp phần tích cực vào tiến trình phát triển của cách mạng thế giới. Nguyên nhân thắng lợi: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ giành được thắng lợi là do các nhân tố cơ bản sau: -Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị và quân sự đúng đắn, có khối đoàn kết nhất trí của toàn dân, có mói liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng. Các đảng viên của Đảng đã xung phong gương mẫu, dũng cảm đi đầu trong cuộc kháng chiến. -Có sự đoàn kết chiến đâu toàn dân được tổ chức, tập hợp trong Mặt trận dân tộc rộng rãi – Mặt trận Liên – Việt, dựa trên nền tảng của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức. -Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Đây chính là lực lượng trực tiếp đóng vai trò quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường. -Chúng ta có chính quyền dân chủ nhân dân, một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Đây là một công cụ sắc bén của Đảng để tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới. -Có hậu phương ngày càng mở rộng và củng cố về mọi mặt, bảo đảm chi viện ngày càng nhiều sức người, sứa của cho mặt trận. -Có sự liên minh chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia chống kẻ thù chung và được sự đồng tình ủng hộ của các nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức và các lực lượng hòa bình tiến bộ trên thế giới. Những bài học kinh nghiệm; -Kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến hành có kế hoạch, từng bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng, vừa giữ vững khối đoàn kết dân tộc. -Xác định và quán triệt đường lối chiến trang nhân dân: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây là bí quyết thắng lợi của cuộc kháng chiến. -Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững mạng để đẩy mạnh kháng chiến. -Kiên quyết kháng chiến lâu dài, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích. -Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng với đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, có chủ trương và chính sách kháng chiến ngày càng hoàn chỉnh, có ý chí quyết chiến và quyết thắng kẻ thù. Có đội ngũ đảng viên dũng cảm, kiên cường, là những chiến sĩ tiên phong trong chiến đấu và trong sản xuất.
Câu 7. Phân tích vị trí và mối quan hệ giữa 2 chiến lược Cách mạng do Đại hội đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) lần thứ III của Đảng Lao động VN đề ra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Trên cơ sở phân tích tình hình của nước ta, Đại hội xác định hai nhiệm vụ của cách mạng VN trong giai đoạn mới: Một là, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc Hai là, tiến hành CM DTDC nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Cách mạng miền Bắc và cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước. Đại hội còn xác định, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền. Cách mạng XHCN ở miền Vắc giữ vai trò quyết định nhất đối cới dự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bẽ lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cáhc mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. - Trong 2 chiến lược CM đó, mỗi chiến lược có vị trí quyết định của nó và nhằm giải quyết yêu cầu riêng của từng miền và có liên quan chặt chẽ với nhau. - Cuộc CM XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của CM cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. - Cuộc CM ở miền Nam: có vị trí quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng ở miền Nam thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành CM dân tộc dân chủ trong cả nước. - Vì đều là trong một nước nên 2 nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau, tác động nhau cùng nhau phát triển và có một mục tiêu chung trước mắt là hòa bình đất nước. - Đây là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhằm chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Ta kiên trì đấu tranh giữ vững đường lối thống nhất hòa bình nước nhà, nhưng đồng thời đề cao cảnh giác sẵn sàng đối phó nếu đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh xâm lược ở miền Bắc thì nhân dân cả nước quyết tâm đánh bại chúng để hoàn thành độc lập và thống nhất đất nước. (Đường lối này được Đại hội lần thứ III của Đảng thông qua). Đường lối đó chính là ngọn cờ dẫn đến thắng lợi rực rỡ của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Cau 8.Phân tích ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước a/ Ý nghĩa: Đánh giá thắng lợi lịch sử của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thúe IV của Đảng đã ghi rõ: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lọi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” Với thắng lợi này nhân dân ta đã quét sạch bọn đế quốc xâm lược, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thể kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta. Cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ nhân dân đã hoàn thành trên phạm vi cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn dân tộc Việt Nam: Kỷ nguyên cả nước hòa bình độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
b/ Nguyên nhân: - Do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam người đại diện trung thành với lợi ích sống còn của dân tộc… - Thắng lợi đó là kết quả của cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh của quân đội và nhân dân cả nước, đặc biệt là của các bộ, chiến sĩ và gành trục triệu đồng bào yêu nước - Miền Nam: Ngày đêm đối mặt với quân thù, chiến đấu sáng tạo, dũng cảm, hy sinh vô điều kiện… - Thắng lợi đó cũng là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây dựng, hết lòng, hết sức chi viện cho miền Nam. - Thắng lợi đó còn là kết quả của tình thân đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam – Lào, Campuchia và kết quả của sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
c. Bài học kinh nghiệm Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kéo dài 21 năm đã để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc. Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhầm huy động sức mạnh của toàn dân đánh thắng Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Hai là Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo. Ba là sự chỉ huy chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp chỉ huy Quân đội. Bốn là, Đảng ta hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đẩu trong cả nước.
Cau 9.Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản đường lối đổi mới do ĐHĐBTQ lần thứ VI của ĐCSVN đề ra. Ý nghĩa lịch sử của Đại hội VI. Đại hội họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho 1,9 triệu Đảng Viên cả nước và 32 đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế. Đại hội diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá–lương–tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở lên khó khăn. Chúng ta không thực hiện được mục điều đề ra là ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn, nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Thực tế tình hình đặt ra một yêu cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay chuyển tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải có đổi mới tư duy. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới: -Báo cáo chính trị của đại hội VI đã xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những chặng đường còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo. -Mục tiêu cụ thể về kinh tế- xã hội cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: + Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy. +Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất. -+Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. +Tao ra chuyển biến tổ về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép nước. +Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội và đề ra hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Coi nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ, đổi mới chế độ quản lý kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạnh toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phát huy động lực của khoa học kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đại hội nhấn mạnh phải tập trung sức lực vào vuệc thực hiện được 3 mục tiêu:1. Lương thực – thực phẩm, 2. Hàng tiêu dùng, 3. Hàng xuất khẩu. Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại nhằm góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Dương
10.Trình bày những đặc trưng, phương hướng cơ bản của CNXH do ĐHĐBTQ lần thứ VII của ĐCSVN đề ra. Cương lĩnh đã trình bày quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội. - Do nhân dân lao động làm chủ. Tất cả mọi công dân đúng độ tuổi quy định, không bị những hạn chế do nhà nước quy định đều có quyền tham gia bầu cử. - Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. - Có nền Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - Dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Không phân biệt sắc tộc. - Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt đường lối chính trị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.
Cương lĩnh đã vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng bảo vệ tổ quốc: 1)Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dâm và vì nhân dân. 2)Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng hiện đại, phát triển một nền nông nghiệp hiện đại 3)Thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, đa dạng về hình thức sở hữu và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. 4)Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. 5)Thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc 6)Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam. 7)Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Cương lĩnh đã nêu những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại. Về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảnh, cương lĩnh nêu rõ: -Toàn bộ tổ chức và các hoạt động của hệ thống chính trị nước Việt Nam trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. -Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống đó. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của cả dân tộc. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2001 ghi rõ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa áp bức, bóc lột, bất công. Mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là ra khỏi khủng hoảng , ổn định tình hình kinh tế xã hội, phấn đấu vượt tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI.
Câu 11 :Đại hội VIII của ĐCSVN đánh giá thành tựu đạt được sau 10 năm đổi mới ? Nguyên nhân của những thành tựu ? 1.Hoàn cảnh lịch sử : Muốn đánh giá đúng kết quả 10 năm,thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, trước hết phải nhận rõ thực trạng tình hình đất nước khi chúng ta bước vào đổi mới. Đại hội VIII chỉ rõ: “Mười năm trước, khi Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nước ta đang trong tình hình trầm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội : sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt….. Đến năm 1991, “Sau gần 5 năm phấn đấu gian khổ, kiên cường thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng cả về kinh tế, xã hội, chính trị, đối nội và đối ngoại…Song thành tựu đổi mới còn hạn chế. Tăng cường kinh tế còn chậm, lạm phát còn cao… Đường lối đổi mới do Đại Hội VI đề ra được Đại Hội VII bổ sung và phát triển, thể hiện ở Cương lĩnh, Chiến lược và Báo cáo Chính trị mà Đại Hội VII thông qua. Sau Đại Hội VII, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, những thử thách đối với chúng ta càng thêm gay gắt. Trong tình hình đó, Đảng và nhân dân ta đã thể hiện trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của mình, vượt qua thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên. Xem xét toàn bộ việc thực hiện quá trình đổi mới, Đại hội VII đã đi đến đánh giá tổng quát: 2. Thành tựu và yếu kém a)Thành tựu Công cuộc đổi mới 10 năm (từ 1986-1996) đã thu được những thành tựu to lớn: -Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế,hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm. +Trong 5 năm 1991-1995,nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5%-6,5%) về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. +Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 lên 29,1% năm 1996, dịch vụ từ 38,6% lên 41,9% +Bước đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP,năm 1995 là 27,4% (trong đó nguồn đầu tư trong nước chiếm 16,7%GDP) +Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7%năm 1995. +Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cua Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng. -Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội: +Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. +Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị. +Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được tăng lên. -Giữ vững ổn định chính trị,củng cố quốc phòng an ninh,tạo lập môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới. -Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị. +Trên cơ cở Cương lĩnh,đã từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới trên các lĩnh vực, củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội. +Đã ban hành Hiến pháp mới 1992 và nhiều văn bản pháp luật khác. +Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước. +Từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cuả Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá. -Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Đến năm 1996,nước ta đã có quan hệ ngoại giao với trên 160 nước. b)Yếu kém Trong khi đánh giá đúng thành tựu,chúng ta cũng cần thấy những khuyết điểm và yếu kém. -Nước ta còn nghèo và kém phát triển. -Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề phải giải quyết -Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. 3.Đánh giá tổng quát Từ những thành tựu và yếu kém nói trên, Đại Hội đại biểu toàn quốc làn thứ VIII của Đảng đã đánh giá tổng quát: -Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. -Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời ký quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại đất nước. -Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. -Xét trên tổng thể,việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản đúng đắn,đúng định hướng xã hội chủ nghĩa,tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm,lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác,ở mức độ này hay mức độ khác. 4.Nguyên nhân của những thành tựu Nhứng thành tựu đạt được trên đây là kết quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới, bám sát thực tiễn, phấn đấu gian khổ của Đảng và nhân dân ta. Với đường lối đổi mới toàn diện Đại hội VI, đã phát huy tinh thần dân tộc, tự chủ, tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, của các cấp, các ngành, hợp quy luật, thuận lòng người dân nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Trong quá trình đổi mới,đặc biệt là vào những thời điểm có tính bước ngoặt, Đảng ta có những quyết sách rất quan trọng. Đó là những kết luận kịp thời của Hội nghị Trung ương 6(khoá VI) Khẳng định 5 nguyên tắc của công cuộc đổi mới ,kiên quyết bác bỏ mầm mống đa nguyên chính trị,đa đảng đối lập, chỉ rõ thời cơ và nguy cơ, xác định nhiệm vụ đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhiều nghị quyết, quyết định lớn khác của Đảng và Nhà nước đã cụ thể hoá, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực. Với những quyết định đúng đắn ấy, toàn Đảng, toàn dân đã vượt qua khó khăn trở ngại, đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi và đạt được những thành tựu như hôm nay.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện trong đấu tranh giành chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận thức về sự chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu và nhiệm vụ cách mạng ruộng đất sẽ được thực hiện từng bước. Bởi vì chưa giành được độc lập dân tộc thì chưa có điều kiện, giải quyết đầy đủ các vấn đề khác như vấn đề ruộng đất, nâng cao dân trí… -Chủ nghĩa yêu nước là một động lực mạnh của đất nước cần phải triệt để phát huy. -Khi chưa cải cách ruộng đất,chỉ với khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản quốc chia cho nông dân nghèo, giảm tô, giảm tức cũng đủ lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia cách mạng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nông dân được hưởng nhiều quyền lợi to tát như đánh đuổi Pháp-Nhật, xoá các thức thuế vô lý, được chia công điền và nhiều quyền lợi kinh tế chính trị khác. -Chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của giai cấp công nhân, nông dân mà còn là kẻ thù của toàn dân tộc. Các mạng giải phóng dân tộc không chỉ giải phóng công–nông mà giải phóng cả dân tộc khỏi ách nô lệ. Sự nghiệp giành độc lập không chỉ của công nông mà của mọi người Việt Nam yêu nước. -Cách mạng giải phóng dân tộc là thời kỳ dự bị để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên sau này nhưng lại có ảnh hướng quyết định đến tính chất triệt để tạo ra sức mạnh hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc. -Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của việc thực hiện khối đoàn kết toàn dân vì nhiệm vụ tôi cao giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân.Lúc đó cách mạng thế giới chưa có điều kiện giúp đỡ trực tiếp Việt Nam nhưng Đảng ta đã kịp thời tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, trong đó có thắng lợi của nhân dân Liên Xô đánh bại bọn phát xít Nhật ở Châu Á để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa. b)Thời ký từ 1945-1975 Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện khác nhau ở hai thời kỳ khác nhau :Thời kỳ 1945-1954 vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới;thời kỳ từ 1954-1975 vừa kháng chiến chống Mỹ,cứu nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thòi kỳ 1945-1954 Sau Cách mạng tháng 8-1945,nước Việt Nam dân chủ công hoà được thành lập, Đảng đã đề nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhưng thực dân Pháp lại xâm lược nước ta lần nữa. Với tinh thần chúng ta “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng. Đảng nhận định Cách mạng nước ta vẫn là Cách mạng giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cải cách ruộng đất có điều kiện thực hiện rộng rãi hơn so với thời kỳ giành chính quyền nhưng vẫn theo tinh thần phải làm từng bước, xuất phát từ nhiệm vụ chống đế quốc và phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta có nhiều vùng tự do, mặc dù vậy vẫn chưa đủ điều kiện để xây dựng.
Câu 12 : Trình bày đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005. Những bài học chủ yếu mà ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng đã nêu ra.
Về đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ,Đại hội nêu rõ : Về đường lối kinh tế của Đảng là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng-an ninh. Chiến lươc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, nguồn lực con người, năng lực khoa học. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50% Kế hoach phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm: Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu qủa và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rông kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghiệp, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, hình tành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 5 năm 2001-2005 là 7.5% Chủ trương của Đảng : +Phát triển kinh tế,công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm. +Phát triển kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể,kinh tế cá thể,tiểu chủ,kinh tế tư bản tư nhân,kt tư bản nhà nứoc,kt có vốn đầu tư nứoc ngoài. + Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nứơc. +Giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đại hội tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường phát chế, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Bốn bài học chủ yếu 1.Mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. 2.Đổi mới phải dựa vào nhân dân và lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn sáng tạo. 3.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 4.Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
Câu 13: Trình bày sự đánh giá của Đảng về thành tựu của công cuộc đổi mới sau 20 năm. Một số bài học lớn mà ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng đã tổng kết. Từ ngày 18 25/4/06 đại hội đảng X đc tiến hành tại HN. Bên cạnh về sự đánh giá về những thành tựu những khuyết điểm, những yếu kém sau 5 năm thực hiện Nghị quyết ĐH IX thì đến đại hội X này còn đánh giá về những thành tựu của công cuộc đổi mới sau 20 năm thực hiện. 1.Nội dung: 20 năm qua là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng toàn dân,toàn quân ta. Công cuộc đổi mới đạt đc nhữg thành tựu to lớn và có ý nghĩa trong LS. Đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, KT-XH có sự biến đổi cơ bản về toàn diện. +Kinh tế tăng trưởng khá nhanh. +CNH-HĐH,phát triển kinh tế thị trường,định hướng XHCN được đẩy mạnh. +Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. +Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân đc củg cố và tăng cường. +Chính trị xã hội ổn định. +Quốc phòng an ninh được giữ vững. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều tạo ra thế lực mới, đất nước tiếp tiếp tục đi lên với triển vọng mới. Xã hội XHCN mà nước ta xây dựng là: +Một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh do dân làm chủ. +LLSX hiện đại, QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. +Con người đc giải phóng khỏi áp bức bất công. +Cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện. +Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau. +Có nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của ĐCS. +Quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới. 2.Một số bài học lớn mà ĐH đã đưa ra: -Một là: Trong quá trình đổi mới fải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Mác-LêNin và tư tưởng HCM. -Hai là: Đổi mới toàn diện,đồng bộ,có kế thừa,có bước đi,có hình thức và cách làm phù hợp. -Ba là: Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn nhạy bén với cái mới. -Bốn là:Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tạo ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức, mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. -Năm là:Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng đổi mới hệ | |
|