Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_right 
fudo85 (45)
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo)

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo)   Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo) Icon_minitimeSat Mar 27, 2010 10:05 pm

Những sự cố trước giờ G
Ví như sau tết một chút, khi thế trận chung của cả chiến trường đã bắt đầu hình thành thì được tin một tiểu đội phó trong đại đội thông tin của trung đoàn 48 đầu hàng địch. Tên hắn là Sính. Năm 1972, Sính đã bị bọn thám báo vồ hụt một lần trên đường đi rải dây. Từ sau đó hắn đâm nhát sợ hẳn. Không làm nhiệm vụ thì xấu hổ với đồng đội, làm nhiệm vụ thì coi như đã cầm bằng cái chết.Ý nghĩ đầu hàng, tìm một chỗ nương thân nhục nhã, miễn sao khỏi chết, bắt nguồn từ cái tâm lý đớn hèn ấy. Vậy mà xung quanh không ai biết. Không biết không phải do kẻ kia giấu giếm giỏi. Không ai giấu giếm được mãi mãi sự nhát sợ. Chẳng qua anh em mình còn quá trẻ, quá vô tư nên chưa hiểu được cái tâm trạng phức tạp của con người trong trường hợp nhất định nào đó. Nếu hiểu được và biết cách cứu gỡ thì cũng sẽ tốt lành cả thôi. Sính đi cùng hai đồng chí nữa làm nhiệm vụ rải dây theo một đại đội súng cối sang đông đường 14 để kiềm pháo địch ở Cẩm Ga. Hắn lùi lại khỏi đội hình, lấy cớ rằng muốn đại tiện. Chờ mãi không thấy hắn chạy theo, quay lại tìm thì hắn đã biến mất. Gặp dân hỏi, dân trả lời ngay: “Nó theo địch rồi, mình bảo chỗ ấy có địch, nó không nghe cứ đi vào”. Lính thông tin thường biết nhiều chuyện, nhất là các khu vực có ém quân vì liên quan đến công việc của họ. Lúc này kẻ địch rất muốn biết những đơn vị lớn của ta hiện ở những khu vực nào, từ đó mà đoán dần ra ý định của đối phương. Lại vào
lúc ta đã điều quân tới dần các vị trí nhiệm vụ trước lúc nổ súng. Như sư đoàn 320 đã ở khu vực Cẩm Ga, Thuần Mẫn phía đông bắc Buôn Ma Thuột. Một sư đoàn bố trí ở đó nhằm mục đích gì? Có thể là sẽ đánh Plây Cu hoặc Cheo Reo? Mà cũng có thể là chặn đường 14 để các đơn vị khác đánh Buôn Ma Thuột. Đang dàn thế trận mà bị tiết lộ cơ mưu thì phiền hà hết sức. Đánh địch trong thế bất ngờ không chỉ nhằm chiếm gọn một mục tiêu nào đó, mà còn tạo ra được một tâm trạng hốt hoảng, đẩy địch dễ đi tới những quyết định rối loạn và sai lầm. Chúng đang phòng ngự theo một hướng nay phải đụng đầu ở một hướng khác, dễ gì đối phó cho kịp. Chậm
một ngày là tình thế sẽ khác đi một ngày, thắt buộc chúng lại mãi, cho tới lúc nảy ra một chiều hướng hoàn toàn có lợi cho người chiến thắng.
Lo thì lo chứ còn biết làm sao, đành phải theo dõi thật sít sao những phản ứng mới nhất của chúng.Ngày 2 tháng 3, trung đoàn 45 của sư đoàn 23 nguỵ từ Plây Cu xuống chốt ở Cẩm Ga, lùng sục khu vực đóng quân của sư đoàn 320.
Chúng muốn thăm dò những tin tức thu lượm được? Lập tức bộ đội lùi sâu vào trong. Các đơn vị làm đường và cấu trúc các trận địa pháo cho cụm pháo chiến dịch cũng phải dừng lại hết. Mà đã là ngày thứ 2 của tháng 3 rồi. Cũng vào dịp này lại thêm một chuyện đau đầu nữa. Khi địch sục ra Chư Nga (phía bắc Buôn Ma Thuột), thế nào lại bắt được một pháo thủ của cụm pháo chiến dịch. Việc này rồi cũng qua, vì địch vẫn nghĩ rằng chúng ta chỉ tấn pháo vào Buôn Ma Thuột với mục đích phối hợp với mặt trận Plây Cu. Cho mãi tới gần ngày nổ súng vẫn còn những tin tức giật mình. Ngày 8 tháng 3, tức là ngày trước của trận đánh vào chi khu Đức Lập, địch sục sạo ra vùng phụ cận gặp bộ đội cảnh giới, hai bên nổ
súng. Chúng là một đại đội, anh em mình chỉ có mấy người. Một đồng chí hy sinh phải để xác lại. Chúng lục tìm được giấy tờ biết là bộ đội của sư 10, nhưng lại đưa về tiểu khu Quảng Đức để cứu xét (vì Đức Lập thuộc tỉnh Quảng Đức). Ngày hôm sau ta nổ súng, địch chưa kịp phán đoán thì đã bị tấn công rồi. Đêm ngày 4 tháng 3, một cán bộ của trung đoàn phải vượt qua đường 14 và sông Sê-rê-pốc để ém sẵn phía tây nam Buôn Ma Thuột đánh rơi cuốn nhật ký, ghi rõ hành trình của đơn vị từ đâu đến đâu. Cũng may mắn thế nào, địch vẫn đinh ninh đó là lực lượng đi lối Đức Xuyên để tăng cường cho hướng Gia Nghĩa. “ Trên chiến trường toàn miền thì hướng phòng ngự chủ yếu của địch vẫn là hướng của quân
đoàn 1 ngụy, sư dù hiện vẫn còn ở vùng 1, Quân đoàn 3 ngụy thì đang đề phòng ta áp xuống đồng bằng sông Cửu Long, dồn quân về chặn giữ vùngTây Ninh, núi Bà Đen. Ở Tây Nguyên, địch vẫn khẳng định hướng phải đối phó là Công Tum và Plây Cu. Ngày 2 tháng 3, Đại tướng tổng tham mưu trưởng kiểm tra lại quyết tâm của cấp sư đoàn. Ngày 4 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm đánh địch theo phương án 2, vì thế trận đã dàn xong. Từ ngày 4 tháng 3, sư đoàn 968 bắt đầu nổ súng ở hướng tây nam thị xã Plây Cu, dạo đoạn nhạc đầu trước khi vào phần chính: đánh chốt Mỹ, bức rút đồn Tầm, đánh chiếm dãy cao điểm Chư Ca Ra, Chư Côi, 605, uy hiếp mạnh Thanh Bình và Thanh An. Hướng tây Plây Cu cũng đánh, nhỏ, làm đường, làm trận địa pháo, huy động dân công. Phía nam Công Tum cũng có lực lượng ta cắt đường 14. Tất cả những hoạt động trên đây đều được điều khiển theo hình thức mở đầu một chiến dịch.
Ngày 3 tháng 3, địch buộc phải rút trung đoàn 45 đang chốt ở Cẩm Ga lên Thanh An.
Đêm ngày 3 rạng ngày 4, trung đoàn 95A cùng sư đoàn 3 Sao Vàng đánh đường giao thông trên đoạn đông Bình Khê lên An Túc. Trung đoàn 25 cũng cắt đường 21 trên đoạn Phước An – Khánh Dương. Sáng ngày 7 tháng 3, sư đoàn 320 nổ súng tiêu diệt căn cứ Chư Xê phía nam Cẩm Ga, mở đường cho pháo ra đường 14.
6 giờ sáng ngày 8 tháng 3, sư đoàn 320 đánh quận lỵ Thuần Mẫn, đến 7 giờ 20 thì tiêu diệt hoàn toàn.
Chiều ngày 8 tháng 3 và sáng ngày 9, địch đổ bộ liên đoàn 21 biệt động quân xuống sân bay Hòa Bình, rồi đưa lên Buôn Hồ nhằm mở thông đường 14.
“Cho đến ngày 9 tháng 3, lực lượng địch ở trong thị xã Buôn Ma Thuột vẫn là một trung đoàn 53 thiếu, nay thêm một liên đoàn 21 biệt động quân án ngữ hướng đông bắc thị xã, tức Buôn Hồ. Tình thế vẫn nguyên như cũ. Địch vẫn chưa nhận ra hướng tấn công chủ yếu. Việc chúng điều quân từ chỗ này đến chỗ kia chỉ có ý nghĩa chiến thuật chứ không nhằm mục đích chiến lược. Về phía chúng ta, qua được một ngày là nỗi lo lắng lại vơi đi một chút. Các lực lượng của ta ở phía bắc Buôn Ma Thuột đã hoàn thành công tác chuẩn bị. Ở hướng nam thị xã, trung đoàn 149 của sư 316
đã vào được vị trí tập kết cuối cùng. Một đơn vị của trung đoàn 198 đặc công đã xâm nhập được khu vực xung quanh sân bay Hòa Bình. Sư đoàn 10 đã sẵn sàng nổ súng tấn công chi khu Đức Lập. Kể lại thì dễ, nhưng đạt được một sự chuẩn bị chu đáo, êm lặng, nhịp nhàng của các hướng, các mũi, các binh chủng lại hoàn toàn không dễ. Các cấp phải lắm cơ mưu, phải giàu nghị lực, phải bền ý chí và dũng cảm mới có thể chuẩn bị cho một trận đánh hiệp đồng đẹp đến thế, xứng đáng là trận đánh mở đầu của cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975. “5 giờ 35 sáng ngày 9 tháng 3, pháo binh ta bắn vào các căn cứ 23 và Núi Lửa. 8 giờ 20, các trung đoàn
66 và 28 của sư đoàn 10 đánh chiếm hai căn cứ trên trong vòng một tiếng. “Sáng ngày 10 tháng 3, ta đánh chiếm quận lỵ Đức Lập. Chiều ngày 10 ta chiếm Đắc Song. Còn quân địch ở Đắc Sắc vội vã bỏ chạy sau khi bị pháo kích mãnh liệt. Trong hai ngày 9 và 10 tháng 3, ta đã tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở khu vực Đức Lập, bắt sống được tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 của trung đoàn 53, nhưng lại để sổng mất tên trung đoàn phó và quận trưởng quận Đức Lập”. Bộ tư lệnh quyết định điều ngay tiểu
đoàn 6 của trung đoàn 24, lực lượng dự bị của sư 10 lên xe hành quân sang hướng bắc Buôn Ma Thuột làm lực lượng dự bị cho cánh bắc. Những người có mặt trong Chỉ huy sở đều cảm thấy dễ thở hơn một chút, bớt lo đi một chút. Ngày 8 tháng 3, sư 320 đã làm chủ khu vực Cẩm Ga – Thuần Mẫn. Ngày 9, chậm lắm là sang ngày 10, chúng ta sẽ giải quyết xong khu vực Đức Lập. Kẻ địch dầu có nhận ra hướng tấn công chủ yếu thì cũng đã muộn. Trận đánh đã vào thế rồi. Tiến lên lùi xuống cũng đều khó cả.
Trưa ngày 9 tháng 3, phòng tác chiến báo cáo lực lượng quân ngụy bố trí như sau: Sau ta nổ súng ở Đức Lập, liên đoàn 21 biệt động quân ở Buôn Hồ co về Đạt Lý (đông bắc thị xã); tiểu đoàn 224 bảo an ở bản Đôn cũng rút về khu vực huấn luyện (nam thị xã). Trong thị xã, quân chủ lực ngụy có tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 53 đóng tại căn cứ sư đoàn 23. Ở phía nam sân bay Hòa Bình (còn gọi là sân bay Phụng Dực) cách thị xã bảy cây số về phía đông nam, có bộ chỉ huy trung đoàn 53 và một tiểu đoàn 3. Trung
đoàn mạnh nhất của sư 23 ngụy là 45 vẫn đang ở khu vực Thanh An, Bàu Cạn đối phó với sư đoàn 968. Liên đoàn 4 biệt động quân thì đang bị mắc với trung đoàn 95A ở đường 19. Các trung đoàn 42, 47 của sư 22 ngụy cũng không sao vượt qua được đoạn đường Bình Khê – An Túc do sư đoàn 3 của quân khu 5 chiếm giữ. Các lực lượng khác ở khu vực Công Tum và Plây
Cu vẫn giữ nguyên vị trí. Cũng trưa ngày 9, các lực lượng tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột đã hoàn thành công tác chuẩn bị. Chỉ còn đơn vị thông tin vẫn chưa nối xong đường dây giữa Chỉ huy sở cơ bản với Bộ chỉ huy cánh bắc. Chính uỷ chiến dịch ra lệnh: mối dây phía tây sông Sê-rê-pốc kéo từ Chi huy sở cơ bản ra, do Chính ủy thông tin đảm nhiệm; mối phía đông Sê-rê-pốc, kéo từ Bộ phận chỉ huy cánh bắc tới do Chủ nhiệm chính trị đảm nhiệm. Lệnh phải nối xong trước 24 giờ. Đó là một
chuyện phải lo. Một chuyện phải lo nữa là chưa nhận được báo cáo về các xe đạn, xe xăng được đi theo đội hình các cấp, cùng với bộ đội chiếm lĩnh trận địa. Chúng ta hãy nghe lời thuật của đồng chí Khoát, về những giờ phút âu lo từ chiều ngày 8 đến tận chiều ngày 9 tháng 3:
“Chuyển đạn cho bộ đội nghe rất là gọn, nhưng lại là một quá trình hết sức phức tạp. Đạn có nhiều loại do nhiều nước viện trợ; mỗi loại lại có nhiều lô, tính theo năm sản xuất, mỗi lô lại có những ký hiệu khác nhau, tức là sự nặng nhẹ của từng viên đạn so với tiêu chuẩn khi đem cân lện. yêu cầu xạ kích là đạn đưa phải cùng loại, cùng lô, cùng ký hiệu để khỏi phải thay đổi bảng bắn. Đường vận tải chiến lược đổ xuống cho chiến trường từng đống đạn, đạt được trọng lượng vận chuyển, chứ không thể phân chia theo yêu cầu của mình. Tức thị mình phải làm nốt cái phần việc bỏ dở, đó là một đoạn. Từ cái nhiều đống đã được chia loại nhập vào hệ thống kho của từng khu vực tác chiến, đó là hai đoạn.
Từ các kho của từng khu vực chuyển xuống các đơn vị lớn, là 3 đoạn. Lại từ các đơn vị lớn chuyển xuống các khẩu đội, là bốn đoạn. Cái đoạn cuối cùng, đoạn quyết định phải rành mạch như sau: xe số mấy, chở bao nhiêu viên đạn loại gì, lô gì, ký hiệu gì, tới tận khẩu đội nào. Bàn giao xong, nhiệm vụ của mình coi như hoàn thành, còn bắn trúng hay không trúng là phần việc của mấy anh pháo, mỗi hướng đánh có nhiều binh chủng hợp thành, cùng tiến vào trong một thời gian để chiếm lĩnh các trận địa. Đạn cho tăng khác, đạn cho pháo khác, cho từng loại pháo càng khác. Một xe chở dầu, một xe chở đạn đi với một mũi tăng. Khi tăng đến vị trí để tấn công, số dầu trong xe phải được hoàn lại như lúc mới xuất phát. Pháo cũng thế, cũng có xe đạn, xe xăng đi kèm. Hành quân cùng một hướng, nhưng không được phép nhầm lẫn mũi này và mũi kia, của binh chủng này với binh chủng kia, của khẩu đội này với khẩu đội kia. Như trong trận đánh Buôn Ma Thuột, chủ yếu có hai dòng xe đi, một dòng hướng bắc, một dòng hướng nam. Dòng hướng nam phải qua cầu phao, qua đường 14. Đoàn xe đi hướng bắc là đưa dầu mỡ cho tăng, đạn cho tăng và
các loại đạn cho hai cụm pháo chiến dịch. Đoàn xe hướng nam chở đạn cho bộ binh và đạn pháo 85. Công việc thì phức tạp nhưng lại không được phép vận chuyển trước vì sợ lộ hướng đánh chủ yếu. Có nghĩa là đạn, gạo chỉ được đưa vào khu vực tập kết chiến dịch mà không được đưa lót xuống các trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ. Còn dài ngày thì làm ăn nó thong thả, nó đàng hoàng. Còn ít ngày, nếu tổ chức không giỏi, không tỉ mỉ rất dễ sinh rội loạn. Rối loạn nhưng lại không có thời gian để điều chỉnh, để sửa chữa, vì giờ nổ súng có thể là ngay trong đêm nay hoặc mờ sáng hôm sau rồi. Tình thế khẩn cấp là như thế. Đánh theo kiểu đột phá lần lượt thì anh em cầm súng vất vả, nhưng hậu cần lại có thì giờ để chuẩn bị. Đánh bất ngờ, đánh thần tốc, tiêu hủy cả một khu vực rộng lớn
trong vòng hai, ba ngày thì bộ đội rất có khí thế nhưng mấy thằng đi phục vụ thật cười dở, khóc dở. Ngày 7 tháng 3, nhìn bản đồ vùng nam Tây Nguyên căn cứ của địch còn dày sít. Một tuần sau, ngày 15 tháng 3, tất cả đã bị quét sạch như vừa trải qua một cơn dông bão lớn. Cho nên, trước ngày 8 tháng 3, dầu có được phép đưa đạn, gạo vào lót trước các hướng, các mũi cũng không được, vì hướng nào cũng đang còn địch cả. Hướng bắc thì trung đoàn 53 ngụy đang lùng sục, dò tìm các trận địa pháo. Hướng tây thì vướng sông Sê-rê-pốc, mà Bộ tư lệnh chỉ cho phép công binh bắc cầu trong đêm nổ súng tấn công. Hướng nam phải qua đường
14, chưa đánh Đức Lập làm sao đưa người, đưa hàng qua đường được. Một trận đánh hợp đồng quy mô bồm bốn cánh quân, mỗi cánh lại gồm những đơn vị hợp thành. Yêu cầu đánh rất mạnh, đánh rất nhanh, trong khi đó cái cơ sở của mọi sự hiệp đồng hết sức rắc rối kia là lực lượng của chúng tôi lại chưa được triển khai. Vậy nên mới phải tính toán, lắp ráp tất cả từ trước. Khi hành động chỉ cần vài bốn giờ là tất cả đã sẵn sàng lao theo đội hình các cấp, cùng bộ đội tiến vào các vị trí xuất phát tấn công. Nhưng cho đến trưa ngày 8, đội hình các cấp vẫn gọi điện về Bộ tư lệnh rằng họ chưa nhận được xe đạn, chưa nhận được xe xăng. Vậy thì những xe ấy đi đâu? Đi theo hướng nào? Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Đêm ngày 7, tôi đã xuống nói chuyện với anh em lái xe đi theo các hướng đánh. Chẳng nói gì nhiều chỉ yêu cầu có mấy việc: Một là, không được phép để xe hỏng làm tắc đội hình hành quân. Và tôi nói thêm: phải bỏ mọi thứ “đồ nghể” riêng ra mà dùng, không dùng lúc này còn lúc nào. Hai là, trong bất cứ tình huống nào đều không được phép bỏ tay lái. Ba là, bám sát các đơn vị đã được chỉ định, không được phép đi lạc. Ai phân vân cứ báo cáo ở lại. Ở lại làm tốt công việc ở tuyến sau vẫn cứ hay
hơn là làm hỏng việc ở tuyến trước. Rồi tôi trở về chỗ anh Lăng ở Đắc Đam, kiểm tra công việc chuẩn bị của hướng đánh Đức Lập sáng ngày 9. “7 giờ tối ngày 8, tôi nhận được điện của anh Hiệp gọi ra Sở chỉ huy cơ bản, có việc rất gấp. Biết là có chuyện không hay rồi. Đã dự tính tất cả mà còn để xảy ra một chuyện gì đó trước giờ nổ súng. Chuyện gì thế? Tôi bảo đồng chí lái xe: “Mấy ngày đêm nay cả hai chúng ta đều không được nghỉ, không được ngủ, liệu còn thức nổi được một đêm nay nữa không?” Cậu lái xe nhếch mép cười mà thương: “Vẫn lái được, không đưa thủ trưởng xuống vực đâu!”. “Nào, lên đường!”. Một người một xe, đường
sá mù mịt, đại khái từ chỗ ở ra thì tay phải là Đức Lập, tay trái là
Buôn Ma Thuột, cứ thế cho xe rông tới. Rồi 4 giờ sáng cũng mò tới Chi huy sở cơ bản. Bước xuống nhà hầm, mở cửa nhìn vào vẫn còn một số người thức, trong đó có Tư lệnh trưởng và Chính uỷ. Anh Thảo chưa nói gì nhưng anh Hiệp đã hỏi tới tấp: “Những xe đạn và xăng đâu? Tại sao chưa đi vào đội hình các cấp? Kiểm tra chưa? Tại sao? Tại sao? Còn anh? Ngày hôm nay anh ở đâu? Báo cáo đi! Ngồi xuống đây báo cáo chúng tôi nghe
ngày hôm nay anh đã chuẩn bị được những gì?” Anh Hiệp vốn là người trầm tĩnh, hai chúng tôi quen nhau từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, trong các mối quan hệ lúc là người chỉ huy, lúc là người bạn, bao giờ anh cũng xử sự có nghĩa tình. Một con người gần như hoàn toàn, chúng tôi vẫn nhận xét riêng với nhau như thế. Bỗng dưng lại giận dữ bất thường, hiển nhiên là tình hình đã nghiêm trọng lắm rồi. Tôi báo cáo rằng: các xe chở đạn và xăng đã ở khu vực tập kết từ 4 giờ chiều ngày 8. Anh Hiệp hỏi: “Ví thử họ đã ở khu vực tập kết rồi, nhưng chưa cho người đi liên lạc với các hướng, các mũi, các binh chủng để sắp xếp đội hình hành quân cho chính xác, thử hỏi, lúc được lệnh xuất phát mọi sự có được đúng như chúng ta mong đợi không?” Tôi vẫn nín lặng. Anh Hiệp bảo: “Anh ở đây, nhưng phải cử cán bộ đi kiểm tra ngay, tổ chức hiệp đồng cho chu đáo. Giờ xuất phát của bộ đội là 5 giờ chiều nay”. Lúc này đã là 5 giờ sáng của ngày 9. Giờ nổ súng tấn công vào Buôn Ma Thuột vẫn là 2 giờ sáng ngày 10. Tức là chúng tôi còn được khoảng hai chục giờ để kiểm tra và điều chỉnh lại hệ thống hậu cần từ cấp chiến dịch đến cấp trung đoàn. Đến giờ nổ súng thì lực lượng ém sẵn vẫn cứ đánh, lực lượng tiếp theo cứ vào. Bị lạc không thể quay lại tìm. Chưa kịp đến cũng không thể hoãn giờ tấn công. Guồng máy đã phát động, tất cả sẽ bị cuốn
theo, một chi tiết bị trục trặc sẽ gây trở ngại cho toàn thể. Vả lại
hàng ngàn xe xăng và đạn bị lạc, bị lẫn đội hình và mũi hướng đâu phải à một chi tiết. Đó là đại sự. Phen này thì rơi đầu cả lũ rồi. Mà là do mình thôi. Lẽ ra phải nằm ngay tại khu vực tập kết cho tới lúc các đơn vị đã lần lượt lên đường. Vẫn là muốn ỷ dựa vào cấp dưới, vào báo cáo và những lời dặn bảo. Đồng chí Cự phải lấy xe của tôi chạy đi. Cậu lái xe vừa nằm thiếp đi được đúng một giờ, mắt còn đỏ sọc, vùng dậy hỏi to: “Đi thôi chứ, thủ trưởng!”. “Còn lái được không, chú?”. “Lái được, đã tạm tỉnh tỉnh rồi”. Một gói lương khô, mộ bi đông nước, lại nhảy lên xe cầm vòng lái. 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ, vẫn chưa thấy Cự báo tin về. Thế là mất tích tất cả! Nếu 12 giờ chưa có tin gì, thì tôi phải lao đi. Sẽ đứng ở ba-ri-e xuất phát mà tổ chức lại vậy. Đúng 12 giờ, Cự gọi điện về báo tin đoàn xe đã đến địa điểm thứ hai, đi nữa hay dừng lại? Tôi mừng quá, hét tướng: “Cho phân tán đội hình, tổ chức hiệp đồng với các
đơn vị đi! Đức Lập đánh rồi.” 4 giờ chiều, Cự báo cáo: “Các đoàn xe đã đi đúng kế hoạch”. 8 giờ tối, các xe đạn và xăng đã bám sát các đội hình, chuẩn bị vượt sông. Chỉ huy các hướng, các mũi đều báo cáo về Chỉ huy sở đã tiếp nhận đạn và xăng đầy đủ, đã cho người kiểm tra và hoàn toàn hài lòng về sự chuẩn bị tỉ mỉ của cơ quan hậu cần chiến dịch. Suýt chết! 12 giờ đêm, công binh báo cáo đã làm xong cầu phao, các mũi đánh hướng tây và tây nam đã bắt đầu vượt sông. Tôi ngả người ra trên cái giường dã chiến, dặn anh em: “Lúc nào nổ súng nhớ gọi mình”. Lúc mở mắt, trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.
Nguyễn Khải - Tháng 3 ở Tây Nguyên
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
» Di tích lịch sử Cần Thơ (tiếp theo)
» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8.
» Tháng 3 ở Tây Nguyên
» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TƯ LIỆU - HỒI KÝ - KÝ SỰ :: Tư Liệu - Hồi Ký Việt Nam-
Chuyển đến