Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Tháng 3 ở Tây Nguyên Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên Poll_right 
fudo85 (45)
Tháng 3 ở Tây Nguyên Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Tháng 3 ở Tây Nguyên Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Tháng 3 ở Tây Nguyên Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Tháng 3 ở Tây Nguyên Poll_leftTháng 3 ở Tây Nguyên I_voting_barTháng 3 ở Tây Nguyên Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Tháng 3 ở Tây Nguyên

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Tháng 3 ở Tây Nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Tháng 3 ở Tây Nguyên   Tháng 3 ở Tây Nguyên Icon_minitimeSat Mar 27, 2010 9:37 pm

Ký sự của nhà văn Nguyễn Khải về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975. Tác giả đã gặp và nói chuyện với nhiều người từ dân thường tới tướng tá Việt Cộng trên con đường từ bắc vào nam. Những câu chuyện được kể lại giúp phần nào hình dung được không khí ra trận của quân dân Việt Nam những ngày đầu năm 1975, tình hình chiến trường, tương quan lực lượng ta và địch, ... Ở đây, LSVN chỉ trích lại phần kể của Vũ Lăng, nguyên là Phó Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, quân đoàn trưởng quân đoàn 3, đảm nhiệm hướng tây bắc trong chiến dịch Hồ Chí Minh về giai đoạn chuẩn bị chiến dịch Tây Nguyên và những diễn biến chính khi chiến dịch diễn ra.
Tại cơ quan chỉ huy của Bộ tư lệnh chiến dịch
16 giờ ngày 9 tháng Ba.
Từ lúc này cho tới giờ nổ súng, cả mọi người ở Chỉ huy sở chỉ còn chăm chú có một việc: bộ đội lần lượt tiến vào chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tấn công. Trong một đêm phải đưa vào các hướng, các mũi nhiều trung đoàn bộ binh và các binh chủng hợp thành. Có đơn vị phải đi từ xa, cách mục tiêu gần 40 cây số để giữ được bí mật, như tăng. Đơn vị gần cũng cách chỗ phải đến từ 10 đến 15 cây số. Có những trục đường phải đợi trong thị xã đã nổ súng mới được phép nổ bộc phá san đèo làm nốt đoạn còn lại, hoặc đưa xe đi ủi những gốc cây đã cưa sẵn được ngụy trang. Có hướng phải qua cầu phao và phà. Có phà chở tăng và pháo qua, có phà chỉ chở bộ binh qua. Tất cả khối việc phức tạp này chỉ được lệnh triển khai vào lúc 5 giờ chiều ngày 9.
Đánh địch trong tình huống bất ngờ, đánh hiệp đồng nhiều binh chủng cùng tiến quân cùng một lúc, đánh lớn nhưng không cần có lực lượng dự bị chiến dịch. Cách bày binh bố trận ấy phải dựa trên cơ sở có nhiều đường để bộ đội cơ động được thần tốc. Phải có nhiều trục dọc và nhiều trục ngang, đường vươn tới các mục tiêu chủ yếu, đường nối giữa các vị trí tập kết, giữa các khu vực tác chiến, giữa những địa bàn đã nổ súng và những địa bàn sẽ nổ súng. Trong một đêm, bộ đội phải đi được hàng trăm cây số từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Có đơn vị đi trước, có đơn vị đi sau, có đơn vị phải đợi nổ súng mới lên đường. Và những mạng đường rất rắc rối ấy chỉ được làm trong bí mật, để giữ được đến phút cuối cùng cái tình huống đánh địch khi chúng còn chưa phòng bị. Mà là một kẻ địch quen biết, xảo trá, giữ gìn, mắt nhìn cũngtinh, tai nghe
cũng thính. Khó là như vậy.
17 giờ ngày 9, các lực lượng công binh mới ra khỏi chỗ giấu quân để làm nốt phần đường dẫn đến chỗ nổ súng của các đơn vị tấn công. Trục 1 và trục 2 đưa các đơn vị tới hướng đánh phía bắc. Trục dọc 1 đã làm sẵn đến bắc suối Eamhar cách mục tiêu 10 cây số. Từ phía nam suối là nương rẫy. Cây ở các rẫy đã phát thường để cao khoảng 70 phân. Công binh phải ra cưa từ nhiều đêm trước, nhưng không được cưa đứt hẳn vì dân ra sẽ lộ, chỉ được cưa 3/4 gốc cây cưa theo chiều đổ của một hướng, rồi hót mùn và lá che xóa mạt cưa. Khi tiếng súng đã nổ, đơn vị tăng dẫn đầu sẽ húc đổ cây, san thành đường cho các xe sau đi tiếp. Trục dọc 2 làm trước đến bắc suối Eatun. Phía nam suối là một cái đèo chạy từ đông sang tây. Khi trong thị xã đã nổ súng, lập tức công binh cho điểm
hỏa nổ bộc phá hạ thấp độ dốc của đèo, san thành đường cho xe vượt. Trục dọc 3 đưa bộ đội tiến vào hướng tây bắc và hướng tây, có hai phà để qua sông Sê-rê-pốc, gọi là phà 3A và 3B. Bến 3A cho tăng qua, phà trọng tải 50 tấn. Bến 3B cho các loại pháo qua, phà trọng tải 35 tấn, cho pháo mặt đất và pháo cao xạ qua. Chuẩn bị bến này có cái khó là phải đưa binh khí kỹ thuật qua đường 14, giữa một đầu là chốt cầu Thọ Thạch có một tiểu đoàn bảo an và một đầu là chốt Núi Chẻ có một đại đội bảo an.
19 giờ ngày 9, Bộ tư lệnh hạ lệnh cho cụm pháo chiến dịch phía tây bắn vào cầu Thọ Thạch và cao điểm Núi Chẻ, giải tỏa đọan đường 14 phía tây nam thị xã để bộ đội công binh đưa xa cầu phà ra bến. Trong đêm ngày 9, phà đã lắp ghép xong.
20 giờ ngày 9, lực lượng cầu phà của hướng bắc từ vị trí tập kết đến hai bến 3A, 3B hạ thủy, lắp ghép. Mạng đường sá và cầu phà coi như yên tâm. Cái binh chủng cần cù và khiêm tốn của quân đội ta bao giờ và ở đâu cũng đều bắt đầu từ rất sớm và ra đi khi tất cả đã vắng tanh. Họ đã bổ những nhát cuốc đầu tiên mở mạng đường cho chiến dịch từ tháng 9 năm trước, và cho trận đánh then chốt này từ tháng Giêng. Làm từ xa, cách mục tiêu chủ yếu hàng trăm cây số, mỗi ngày một nhích gần lại, cho tới đêm ngày 9 tháng Ba thì chỉ còn muơi cây số phải mở nốt trong vòng vài tiếng đồng hồ. Ngồi trên xe chạy hàng trăm cây số trong đêm, nếu ngủ gà ngủ gật thì sẽ không thấy gì hết, không thấy rừng, không thấy ngầm, không thấy cả đèo và đỉnh đèo nữa. Xe chạy cứ êm ro, tưởng đâu là còn đường vốn có, thật ra nó mới chỉ có trong vòng một tuần, một tháng. Trước đó là rừng, là đèo cao, suối sâu, nếu đi bộ cũng phải cả tuần, mà đói mà khát, mà xẻ đế giày, mà toạc da tay. Nhiệm vụ của các anh luôn luôn được hoàn thành một cách xuất sắc, hoàn thành một cách kinh ngạc. Tối ngày 9 tháng Ba, đêm trước của trận đánh then chốt, đêm trước của tình thế mới, cục diện mới, đêm trước của những thay đổi vô cùng to lớn, tất cả những con người có mặt ở Chỉ huy sở chiến dịch đều hoàn toàn yên tâm về binh chủng công binh.
Mãi đến 10 giờ đêm ngày 9, đường dây điện thọai giữa Chỉ huy sở cơ bản với bộ phận chỉ huy cánh bắc vẫn chưa liên lạc được. Muốn liên lạc được với cánh bắc phải qua bộ phận chỉ huy hướng Đức Lập. 11 giờ đêm vẫn chưa gọi hỏi được. Đến giờ cuối cùng của ngày 9, chuông réo, Tư lệnh phó chỉ huy cánh bắc đã gọi được trực tiếp về Chỉ huy sở. Tất cả những người có mặt đều reo lên. Đồng chí vệ binh đứng ngoài cửa hầm cũng ló đầu vào hỏi to: "Đường dây thông rồi, các thủ trưởng?". Sự ồn ào này là không được phép trong cơ quan chỉ huy. Trưởng phòng tác chiến yêu cầu mọi người phải giữ gìn trật tự. Tư lệnh trưởng xua tay, bảo: "Không sao! Đây là cái mất trật tự đẹp đẽ, nó là trách nhiệm và tình cảm của mọi người". Từ lúc đó tuy vẫn chỉ dám nhìn nhau với nụ cười rạng rỡ, hai tay vỗ vào không khí mỗi lần nghe được tin vui, nhưng cũng có lúc phải buột kêu to một tiếng, buột cười lớn một tiếng cho hả cái sảng khoái trong lòng.
Trận tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột là trận đánh mở đầu của cả cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Cách đánh của trận này là cách đánh tiêu biểu của những chiến dịch sau chót: thần tốc, bất ngờ, lực lượng đột kích gồm những binh chủng hợp thành, lướt qua các vị trí ngọai vi, cùng với bộ đội được ém sẵn thọc một nhát thật mạnh, thật sâu vào khu trung tâm chỉ huy khiến kẻ địch bị hoàn toàn tê liệt ngay từ phút đầu, rồi từ đó đánh tỏa ra tiêu diệt nốt những lực lượng còn lại. Nó cũng là sự phát triển của cách đánh năm 1968, nhưng lực lượng đột kích luôn luôn được tăng thêm, càng đánh càng mạnh. Nó cũng là sự phát triển của cách đánh năm 1972, có những mũi đột phá, có những mũi vu hồi, đánh vận động và truy kích, chia cắt từng khu vực trong một chiến trường, và chia cắt chiến lược giữa các chến trường. Cách đánh này chỉ có thể có được vào thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến, khi lực lượng của ta càng ngày càng mạnh lên, lực lượng quân ngụy được Mỹ tiếp sức thì mỗi ngày một suy yếu đi. Khi những cái vốn là rất mạnh của địch như: cơ động nhanh, pháo nhiều, máy bay nhiều, thì nay đã giảm sút. Còn quân ta lại có khả năng vận động nhanh chóng bằng cơ giới, lực lượng pháo binh mặt đất và cao xạ đủ sức áp đảo, tiêu diệt hỏa lực địch trong suốt thời gian chiến dịch.
Trong trận đánh Buôn Ma Thuột, các lực lượng đột kích ém sẵn chỉ nhắm có bốn mục tiêu chủ yếu: căn cứ của Bộ chỉ huy sư đoàn 23 bộ binh, tiểu khu Đắc Lắc, sân bay thị xã và sân bay Hòa Bình. Cách bố trí lực lượng của địch như sau: chủ lực vòng ngòai, địa phương quân vòng trong, trong nữa là các cơ quan chỉ huy. Khu vực ngọai vi thị xã, chủ yếu là ở hướng đông, thuộc quận Hòa Bình, có sân bay Hòa Bình, hậu cứ của của hai trung đoàn 45 và 53 và lực lượng phòng vệ dân sự. Đánh Buôn Ma Thuột là đánh hiệp đồng của 4 cánh. Hướng đông bắc có nhiệm vụ thọc sâu vào trung tâm thị xã, làm chủ khu Ngã Sáu và sân bay trinh sát cơ L19. Hướng tây bắc đột phá khu thiết giáp và hậu cứ của tiểu đoàn 1 thuộc trung đòan 53. Hướng tây nam lướt qua những căn cứ phụ cận, đâm thẳng vào bộ chỉ huy của sư đoàn 23 bộ binh. Hướng nam chiếm lĩnh khu hành chính gồm tòa hành chính, tiểu khu Đắc Lắc và đài phát thanh.
Trở lại Sở chỉ huy chiến dịch từ 0 giờ ngày 10 tháng 3 đến 2 giờ 3 phút. Lúc này các đơn vị bộ binh đang lần lượt tiến vào các hướng làm nhiệm vụ. Cầu phà hướng tây bắc và hướng nam đã lắp ghép xong xuôi, còn đợi súng nổ là đưa tăng, thiết giáp cùng lực lượng pháo binh qua sông đi tiếp theo các đơn vị bộ binh. Hai cụm pháo chiến dịch, mỗi cụm là một trung đoàn, đã chiếm lĩnh xong các trận địa bắn ở phía tây sông Sê-rê-pốc và phía bắc thị xã Buôn Ma Thuột. Các đài quan sát của pháo binh ở Chư Nga (đông bắc thị xã), khu kho Mai Hắc Đế (phía nam thị xã), ở ngang cầu Sê-rê-pốc (phía tây thị xã) đã liên lạc được với bộ phận chỉ huy pháo của chiến dịch. Bộ tư lệnh đặc biệt chú ý tới hướng đông bắc gồm lực lượng của trung đoàn 95B và một tiểu đoàn của trung đoàn 198. Tiểu đoàn đặc công có nhiệm vụ chiếm giữ sân bay và nổ súng mở màn. Lần đầu tiên binh chủng đặc biệt này nổ súng cùng một giờ ở ba nơi cách xa nhau: sân bay thị xã, khu kho Mai Hắc Đế và sân bay Hòa Bình, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng đột kích tại các hướng. Còn lực lượng của trung đoàn 95B phải nhanh chóng chọc thẳng vào trung tâm thị xã, chiếm giữ Ngã Sáu, cắt đôi khu vực quân sự và hành chính của ngụy với khu vực dân sự. Bởi rằng nếu để quân địch chạy tung tóe vào các đường phố có dân ở là mình sẽ phải đánh chiếm từng nhà, phải nhảy từ nóc nhà này sang nóc nhà khác. Làm chủ Ngã Sáu xong, lập tức phải chia thành các phân đội, đánh chiếm các ngã ba, ngã tư, chốt chặt mọi đường cơ động, chiếm các nhà cao tầng, các cửa sổ, sân thượng. Bộ đội đánh chiếm đường phố phải trang bị gọn nhẹ, có đầy đủ súng chống tăng, lực lượng càng chia nhỏ cách đánh càng hiệm nghiệm.
1 giờ sáng ngày 10 tháng 3, ở Chỉ huy sở hầu như không còn việc gì để gọi hỏi, đôn đốc, kiểm tra các cấp và các hướng. Tất cả đã sẵn sàng. Chỉ còn đợi giờ nổ súng. Trong 60 phút nữa còn gì sẽ xảy ra? Sẽ không thể có gì trái với dự tính xảy ra hết. Pháo mặt đất và pháo cao xạ đi cùng các hướng đang qua sông. Còn một giờ nữa các đơn vị tăng và thiết giáp sẽ bật đèn, rú máy,
nghiến đường ào ào chạy thẳng tới các mũi đã nổ súng. Các cụm pháo chiến dịch đã lên bảng bắn. Đêm nay sẽ là một biển lửa nhấn chìm các căn cứ quân sự địch trong thị xã và vùng ngoại vi. Còn 50 phút nữa! Còn 40 phút nữa! Kể cả người chưa từng bao giờ hút thuốc cũng xòe tay xin một điếu. Không biết nên nghĩ gi? nên lo lắng cái gi? nên chờ đợi cái gì? Tất nhiên tất cả chỉ còn chờ đợi tiếng súng hiệp đồng của các lực lượng đặc công ở ba mục tiêu đã được chỉ định phải đánh trước. Có thể một đơn vị nào đó sẽ nổ súng đúng giờ, tức là 2 giờ sáng ngày 10. Còn các đơn vị khác có thể chưa vào được vị trí nhiệm vụ vì bị lực lượng tuần tra phát hiện từ phía ngoài, vì bị lạc còn đang phải tìm đường. Rất có thể là như thế. Nổ súng không đều nhau, thì kẻ địch sẽ có thời gian lần lượt đối phó, lần lượt huy động lực lượng, yếu tố bất ngờ bị mất, sức chống trả của chúng sẽ mạnh hơn, sức tiến công của ta sẽ chậm lại. Một mũi bị chậm sẽ ảnh hưởng đến các mũi khác. Rồi cũng ảnh hưởng đến các đơn vị tiếp sau vì vị trí
của người đến trước không phát triển. Lực lượng sẽ bị ùn, mục tiêu cũng bị thu gọn. Rồi bom, rồi pháo...Những giây phút trước giờ nổ súng của mọi cuộc tấn công từ xưa đến nay đều căng thẳng như thế cả. Kể cả những trận đánh đã cầm chắc cái thắng cả trăm phần trăm vẫn cứ căng thẳng. Vì vẫn còn chút nghi ngại trong sự chuẩn bị của mình, trong các dự tính của mình, và nhữngtình huống lạ lùng chưa từng bao giờ xảy ra nhưng lại xuất hiện đúng vào cái trận này, làm kinh nghiệm xương máu, có khi còn là kinh nghiệm đau đớn cho những trận sau, cho những người cầm súng tới sau. Trong những giờ cuối cùng của ngày 9 và những giờ đầu tiên của ngày 10, cách nửa giờ lại có điện từ Chỉ huy sở tiền phường của Bộ gọi xuống. Cũng vẫn những lo lắng, những băn khoăn hết sức giống nhau: Lực lượng tiềm nhập thế nào? Cầu phà thế nào? Đường sá thế nào? Việc tổ chức hiệp đồng giữa các hướng, giữa các binh chủng có gì trở ngại?
1 giờ 30...1 giờ 40, chủ nhiệm pháo binh gọi điện xuống hai
cụm pháo chiến dịch chỉ thị lại những mục tiêu chủ yếu phải bắn trong đêm. Phải uy hiếp và làm tan rã tinh thần hai cơ quan chỉ huy quân chủ lực và quân địa phương. Phải phá hủy ngay từ những loạt pháo đầu các trận địa pháo của địch trong thị xã vào vùng phụ cận, hậu cứ trung đoàn 8 thiết giáp và khu trung tâm truyền tin. Hai cụm pháo chiến dịch của hai trung đoàn pháo trực thuộc Bộ tư lệnh chiến dịch đều có cái mạnh và cái yếu khác nhau. Cụm pháo phía bắc của trung đoàn 675 rất giỏi công tác tham mưu (tính toán và giải quyết bắn rất giỏi). Với cụm pháo này chỉ cần hạ khẩu lệnh về mục tiêu, thời gian bắn và số đạn. Nhưng
với cụm pháo phía tây sông Sê-rê-pốc của trung đoàn 40 thì cơ động giỏi, bố trí trận địa chỗ nào cũng lọt, nếu cần thì pháo khiêng vai, nhưng sự tính toán lại yếu. Với cụm pháo này phải lên bảng bắn giúp họ, mình hô bắn, còn anh em làm nhiệm vụ truyền đạt cho các trận địa. Nếu cả hai cụm pháo cùng phải bắn một lúc thì
cũng phải tính toán với cụm phía tây trước, đến lúc hô cả hai cụm cùng bắn dập vào một mục tiêu cho trúng và mạnh. Cái sự đánh địch nó tỉ mỉ là thế, cẩn thận là thế, phải chu đáo đến thế. Các cán bộ được tham gia vào cơ quan chỉ huy chiến dịch hầu hết là các bộ dưới đơn vị đưa lên. Họ đã từng chỉ huy bộ đội chiến đấu từ cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn suốt hai cuộc kháng chiến nên đều dày dạn kinh nghiệm, biết thấu đáo cái nhọc nhằn, cái lo lắng của người chỉ huy cấp dưới. Mỗi lệnh đưa xuống bao giờ cũng kèm theo nhiều cách giải quyết, mà cách nào cũng hết sức thiết thực, hết sức "lính" như anh em hay nói.
2 giờ ngày 10, Tư lệnh trưởng nhìn đồng hồ, nhấc ống điện thoại. 2 giờ 5 phút, lực lượng đặc công ở các hướng đã nổ súng. 2giờ 10, được lệnh của Chỉ huy sở tiền phường của Bộ và Bộ tư lệnh chiến dịch, chủ nhiệm pháo binh hạ lệnh phát hỏa. Từ lúc này, chủ nhiệm pháo binh là nhân vật trung tâm của Chỉ huy sở. Chiều ngày 8, cả mọi người lo lắng đến thắt ruột vì chưa tìm đâu ra dấu vết các xe đạn và xe tăng; tối ngày 9 thì dõi theo gần như nín thở lực lượng công binh triển khai "đồ nghề"; và bây giờ là các mục tiêu mà lực lượng pháo binh có nhiệm vụ uy hiếp hoặc san phẳng. Cách bắn pháo trong đêm vào một thành phố cũng đã được tính toán cẩn thận. Chủ yếu là cách sử dụng các loại đạn. Lực lượng bắn trong đêm gồm có pháo ĐKB, hỏa tiễn H12, cối 160 ly và cối 82 ly. Hỏa tiễn bắn đêm để dễ quan sát, áp đảo được tinh thần quan địch,
sát thương cũng rất lớn. Cối 82 ly để kiềm chế các trận địa pháo địch, khẩu nào nhấp nháy là diệt luôn. Cối 160 ly bắn vào các khu vực chỉ huy, tiếng nổ lớn, đào sâu, khoét rộng như loại bom cỡ nhỏ. Sau loạt bắn đầu, các đài quan sát đã đưa tin về Chỉ huy sở rất tỉ mỉ. Đèn trong thị xã vẫn sáng, đường đạn lại càng sáng nên nhìn điểm rơi rất rõ. Cả năm trận địa pháo của địch trong và ngoài thị xã đều bị pháo binh ta áp đảo trong đêm. 34 khẩu vừa pháo 155 ly và pháo 105 ly không nhả lại được một phát đạn nào. Có thể một số khẩu đã bị hủy diệt nhưng chắc chắn là đám pháo thủ đã không dám rời khỏi chỗ trú nấp ra trận địa. Trong đêm và trước khi bộ đội ta tiến vào, hai cụm pháo chiến dịch đã rót xuống tiểu
khu Đắc Lắc 890 viên đạn và căn cứ sư đoàn 23 là 850 viên đạn. Ngót ngàn viên đạn trút xuống một căn cứ địch trong đêm rõ ràng không phải là ít.
5 giờ 30 sáng ngày 10, các lực lượng của ta đã tập hợp đầy đủ tại các vị trí xuất phát tấn công. Tư lệnh trưởng đứng dậy, xoa tay: "Chúng ta đã chắc thắng tới chín chục phần trăm rồi!". Tình hình tác chiến trong ngày 10 gần đúng với tính toán trên phương án. Trong ba mục tiêu chủ yếu bên trong thị xã, ta đã đánh chiếm được tiểu khu Đắc Lắc và sân bay trinh sát cơ L19. Chỉ còn lại căn cứ của sư đoàn 23. Anh em thì báo cáo đã chiếm được rồi nhưng những lực lượng tản mát còn lại của địch vẫn còn kháng cự theo một hiệu lệnh thống nhất. Tức là cơ quan chỉ huy của nó vẫn còn. Chiều ngày 10, bộ phận thông tin của ta xác nhận vẫn còn bắt được tín hiệu chỉ huy ở nhiều khu vực, và có cả lệnh điều động liên đoàn 21 biệt động quân ở Đạt Lý tiến vào thị xã đánh phản kích. Có nghĩa là ta vẫn chưa đánh chiếm được căn cứ 23. Nhiều mũi cùng đánh nhưng mũi nào, thuộc đơn vị nào đã làm chủ thì báo cáo còn chưa rõ ràng. Vả lại nhận mục tiêu trên bản đồ khác, mà trong thực tế lại càng khác. Nhiều khu nhà xây cất giống nhau, đường đi lối lại không quen thuộc, ngay đến phương hướng cũng rất dễ nhầm lẫan. Rồi quân ta đuổi, quân nó chạy, đơn vị này, đơn vị kia, rồi khói đạn, khói bom, bụi đất mù mịt, phân biệt được khu nào là tiếp liệu, khu nào là truyền tin, khu nào là căn cứ sư bộ quả nhiên là rất khó. Ngay trong đêm ngày 10, Bộ tư lệnh đã phái trợ
lý tác chiến cầm bản đồ xông vào các nơi, xác định lại từng vị trí rồi tổ chức lực lượng tại chỗ, trong ngày 11 phải giải quyết bằng xong.
8 giờ sáng ngày 11, hai đại đội thuộc các trung đoàn 95B v 24 cùng một mũi tăng đánh vào căn cứ 23 từ phía tây, tiểu đoàn 7 của trung đoàn 149 ép lại từ phía đông. Đến 11 giờ thì quân ta làm chủ hoàn toàn căn cứ này, bắt sống được Vũ Thế Quang, đại tá tư lệnh phó sư đoàn 23 cùng tên tỉnh trưởng Đắc Lắc. Cùng vào giờ đó, trong toàn thị xã Buôn Ma Thuột im bặt mọi tiếng súng kháng cự. Đó là thị xã đầu tiên được giải phóng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Phòng ngự vững chắc và tổ chức phản kích thật mau lẹ là hai phương thức chiến thuật cơ bản của địch. Trong trận đánh Buôn Ma Thuột, ta đã phá vỡ các phòng tuyến phòng thủ của nó trong có hai đêm và một ngày ruỡi. Và chúng ta cũng sẽ bẻ gãy mọi cuộc phản kích, nói cho đúng là tiêu diệt các lực lượng phản kích cũng chỉ trong vòng có mấy ngày. Sau khi đã phá vỡ hai món bửu bối cuối cùng của quân đội ngụy, quả nhiên cục diện chiến trường lập tức biến đổi, dẫn đến những thay đổi hết sức lớn lao về thế trận chung.
21 giờ ngày 10 tháng 3 tại Chỉ huy sở cơ bản. Sau khi cử phái viên tác chiến đi thẳng vào thị xã, trực tiếp kiểm tra và tổ chức lại lực lượng đánh chiếm căn cứ sư đoàn 23 thì trận đánh Buôn Ma Thuột coi như là xong. Công việc của các trợ lý trong cơ quan chỉ huy lúc này là điều các đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh sang hướng nhiệm vụ mới, tổ chức đánh quân phản kích.
Sáng ngày 9 tháng 3, khi hướng Đức Lập báo cáo đã đánh xong
hai căn cứ Núi Lửa và 23, Chỉ huy sở tiền phương của Bộ đã chỉ thị cho Bộ tư lệnh chiến dịch điều luôn một tiểu đoàn của trung đoàn 24, là lực lượng dự bị của sư đoàn 10 sang phía đông bắc thị xã. Ngày 10 tháng 3, khi đã đánh xong quận lỵ Đức Lập, lại điều động tiếp trung đoàn 66 và một bộ phận của sư đoàn bộ đi tới vị trí nhiệm vụ tiếp theo. Ngày 11 tháng 3, lại đưa nốt trung đoàn 40
pháo binh, trung đoàn 24 còn lại và cả Bộ tư lệnh sư đoàn 10. Tuyến vận tải chiến lược đã phục vụ cho cuộc hành quân này 1000 chiếc xe. Từ ngày 9, lực lượng dự bị của Bộ tư lệnh chiến dịch mỗi ngày một tăng thêm, cho tới ngày 15 tháng 3 đã là hai sư đoàn bộ binh và hai trung đoàn pháo chiến dịch.
Ngày 11 tháng 3, quân địch hãy còn ở hậu cứ trung đoàn 53,
phía nam sân bay Hòa Bình; hậu cứ trung đoàn 45, đông bắc sân bay Hòa Bình, Buôn Hồ, đông bắc thị xã Buôn Ma Thuột và hệ thống ấp chiến lược bao bọc vòng ngoài thị xã. Chỉ huy sở tiền phương của Bộ và Bộ tư lệnh mặt trận đã nhận định:
- Lực lượng phản kích chủ yếu sẽ là hai trung đoàn 44 và 45
của sư đoàn 23 bộ binh ngụy.
- Địa điểm để tổ chức lực lượng phản kích chỉ có thể là khu
vực đông bắc thị xã, vì còn hai căn cứ lớn là 45 và 53, lại có thể dựa vào tỉnh lộ 21 nối liền với vùng đồng bằng.
- Phương tiện chuyển quân sẽ là loại trực thăng vận tải, vì
muốn dùng C130 để mang theo pháo và tăng thời phải có sân bay, mà sân bay Hòa
Bình hiện giờ ta vẫn đang chiếm giữ một nửa.
- Thời gian đổ quân sẽ là ngày 14 hoặc 15, vì còn phải thăm
dò đối phương và tổ chức lực lượng.
Ngày 11 tháng 3, cụm pháo chiến dịch phía tây bắc thị xã chuyển sang hướng đông bắc, tầm pháo có thể với tới Phước An trên đường 21. Cụm pháo phía tây sông Sê-rê-pốc chuyển xuống phía nam thị xã, tầm pháo với tới quận lỵ Lạc Thiện.
Ngày 12, trung đoàn 24 đánh chiếm căn cứ 45 và trung tâm
huấn luyện của sư đoàn 23 từ 6giờ 25 đến 8 giờ 35 là xong.
Cùng ngày ta cũng đánh chiếm Buôn Hồ, rồi đánh sang Chư Pao,
Đạt Lý. Thế là hai bàn đạp quan trọng để tổ chức phản kích của địch đã bị quânta chiếm giữ cả.
Ngày 14 tháng 3, một trung đoàn của sư đoàn 316 đánh vào khu
hành chính sân bay Hòa Bình. Ngày 15 tiếp tục đánh. Đêm ngày 16, lại thêm lực lượng của trung đoàn 66 (sư 10) cùng hiệp đồng tấn công, sáng 17 thì dứt điểm xong, bắt sống được khoảng 500 tên.
14 giờ ngày 14, đúng như ta đã dự kiến cả về thời gian lẫn
địa điểm, địch đổ quân bằng trực thăng xuống đông bắc sân bay Hòa Bình, một tiểu đoàn của trung đoàn 45. Ngày 15 lại đổ tiếp xuống một tiểu đoàn nữa, cũng của trung đoàn này. Ngày 15, trung đoàn 24 của sư 10 bao vây luôn lực lượng đổ bộ ở
cao điểm 581. Ngày 16, ta tấn công tiêu diệt đại bộ phận, bọn còn lại liền theo đường 21 rút chạy về Phước An. Trong hai ngày 15 và 16, địch cũng đổ xuống Phước An trung đoàn 44 thiếu cùng sư bộ nhẹ 23. Khi hậu cứ của trung đoàn 53 ngụy sau ba ngày kháng cự đã bị mất, địch không có hy vọn gì để tố chức phản công
cả. Hướng đông bắc thị xã ta đã quét các vị trí Buôn Hồ, Chư Pao, Đạt Lý. Hướng bắc đã đánh xong bản Đôn, Chư Nga. Hướng tây đã quét sạch các điểm, các chốt trên đường 14 và quanh cầu Sê-rê-pốc. Hướng nam đã với đến quận lỵ Lạc Thiện.
Quân địch chỉ còn có ngả đường 21. Mà lực lượng ta trong những ngày 14, 15, 16 là rất mạnh. Một sư đoàn bộ binh ngụy nhảy vào thế trận này là hành động tự sát. Tại sao chúng vẫn nhảy xuống? Nhảy xuống thì dễ, nhưng rút chạy sẽ rất khó. Vậy là thế nào? Một là, chúng muốn giữ lực lượng ta ở khu vực này để Play Cu có thời gian tổ chức lại lực lượng đối phó. Hai là thì xã Buôn Ma Thuột
không thể để mất. Có thể bỏ Công Tum, bỏ Plây Cu nhưng phải giữ Buôn Ma Thuột, phải giữ tỉnh Đắc Lắc. Nếu tỉnh Đắc Lắc không còn, thì ba tỉnh Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng cũng sẽ trước sau không còn. Địch đã nhận ra sự mất mát quá lớn
của chúng trong tháng 3. Còn tháng 4 và tháng 5? Khó mà lường đoán trước được. Sự sống còn của về sau là trông dựa vào sự cố giữ lấy một phần tỉnh Đắc Lắc, nếu có thời cơ sẽ tái chiếm Buôn Ma Thuột. Sài Gòn chỉ có thể tính toán như thế. Nhưng những cơ hội may mắn nhất đã không còn nữa. Cái "vận đỏ" đã rời bỏ chúng mà đi rồi.
Ngày 17 tháng 3, hai trung đoàn 24 và 28 của sư đoàn 10 tiến
đánh Phước An. Tàn binh của các trung đoàn 44, 45 ngụy cùng sư bộ nhẹ 23 chạy về Chư Cúc. Ngày 18 tháng 3, hai trung đoàn đã tấn công Phước An lại tiếp tục tấn công vào Chư Cúc, cùng với sư đoàn 25 đã ém sẵn, tiêu diệt gần như toàn bộ. Những tên sống sót thì chạy vào rừng. Tư lệnh sư đoàn 23 ngụy nhảy lên trực thăng trốn mất. Sư đoàn 23 coi như bị xóa sổ. Cái gì sẽ xảy ra sau khi hai
phương thức chiến thuật cơ bản của địch đã bị hoàn toàn bẻ gãy? Xin bạn đọc trở lại Sở chỉ huy cơ bản trong đêm 15 tháng 3. Chiều ngày 11 tháng 3, Chỉ huy sở tiền phương của Bộ đã chỉ thị cho Bộ tư lệnh mặt trận là phải nghĩ tới phát triển chiến dịch hoặc sang hướng đông, giải phóng Cheo Reo, Phú Bổn hoặc ngược
lên hướng bắc, giải phóng Plây Cu, Công Tum. Có khả năng giải phóng toàn bộ Tây Nguyên trước mùa mưa vì sức lực quân ta sau chiến dịch nam Tây Nguyên vẫn dư thừa.
Tối ngày 15 tháng 3, anh Hiền ở Chỉ huy sở tiền phường của
Bộ gọi điện xuống: "Có hiện tượng địch chuẩn bị rút khỏi Plây Cu và Công Tum". Ngày 13 tháng 3 ở Chỉ huy sở tiền phương cũng đã nhận được điện của Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương: "... Nên nghĩ đến khả năng địch buộc phải rút lui chiến lược". Trong ngày, đài kỹ thuật báo: bọn không quân ngụy hỏi nhau chúng bay rút cuối cùng có thấy gì ở Plây Cu không? Chiều ngày 15, các loại máy bay ngừng hoạt động trên bầu trời Buôn Ma Thuột, hướng đường
bay về Nha Trang. Anh em trinh sát mặt đất của sư đoàn 320 báo cáo có nhiều gia đình gánh chở đồ đạc đi theo liên đoàn 23 biệt động quân xuống Cheo Reo. Có nhiều tiếng nổ và cột khói trong thị xã Công Tum. Cũng chưa ai nghĩ được là địch đã phải rút khỏi Công Tum và Plây Cu. Lực lượng của chúng ở Tây Nguyên vẫn còn 6 liên đoàn biệt động quân. Chúng ta còn đang đánh địch ở căn cứ 53. Các đơn vị của hai trung đoàn 44 và 45 ngụy vẫn lần lượt đổ quân xuống để tổ chức phản kích. Đang còn hy vọng tái chiếm, cớ sao phải rút bỏ tất cả? Hoặc giả chúng rút bỏ Plây Cu, đưa lực lượng về Nha Trang, rồi từ đó theo đường 21 mở một cuộc phản kích đại quy mô. Nhưng lực lượng của chúng sẽ về Nha Trang bằng
cách nào? Vào lúc nào? Bằng đường bộ thì chỉ có tỉnh lộ 7, từ lâu địch đã không thể dùng. Lực lượng cơ động của quân khu 2 còn sư đoàn 22, nhưng hai trung đoàn của nó đang mắc kẹt ở phía đông đường 19. Sư dù, lực lượng dự bị chiến lược vẫn nằm chết ở vùng 1 và vùng 3. Vào tháng này quả thật không thể đưa bất cứ lực
lượng nào ra khỏi vị trị phòng ngự của nó cả. Nơi nào cũng có thể bị bất thần tấn công. Lực lượng của giải phóng đã ém sẵn mọi nơi chúng đều biết cả. Họ chỉ còn chờ cái cơ hội thay quân, rút quân là vươn tay ra mà vồ chộp. Thế trận của toàn miền nam trong vòng có nửa tháng đã trở nên ác hiểm lạ thường. Mới giữa
tháng 3, tức là mới bị tan vỡ có một mảng nam Tây Nguyên, nhưng nhìn vào đâu cũng thấy rất sổng sểnh. Bởi rằng quân địch không thể ngồi im mãi, mà phải vận động, phải di chuyển trong khu vực để tiếp cứu những vị trí bỗng chốc ở vào cái thế bị uy hiếp. Và càng tiếp cứu thì càng dễ sơ hở từ nhiều phía, càng thấy cần
phải dồn quân để tiếp cứu thêm nữa.
Căn cứ vào nhận định của Chỉ huy sở tiền phương của Bộ, Bộ
tư lệnh chiến dịch kết luận:
- Địch có thể phải rút lui khỏi Plây Cu và Công Tum, vì tình
thế bắt buộc chúng phải dồn lực lượng để chống giữ có hiệu quả những nơi hiểm yếu.
Cho nên:
- Lực lượng đánh căn cứ 53 phải giải quyết xong trong ngày
16, chậm lắm là sáng ngày 17.
- Lực lượng bao vây quân đổ bộ cũng phải tiêu diệt chúng thật gọn trong mấy ngày tới, chậm nhất là ngày 18. Nếu tiêu diệt được sư đoàn 23 bộ binh ngụy trong chiến dịch nam Tây Nguyên thì có thể nhanh chóng phát triển lên hướng Plây Cu (nếu địch chưa rút) hoặc đánh sang Cheo Reo (nếu địch cụm chốt ở đó).
- Lực lượng hậu cần chuẩn bị xe và xăng, súng đạn và lương
thực sẵn sàng đưa bộ đội tới hướng nhiệm vụ mới bất cứ lúc nào.
Tối ngày 16 tháng 3, điện của Chỉ huy sở tiền phương của Bộ
báo tin: " Địch ở Công Tum và Plây Cu đã rút về hướng Cheo Reo. Lệnh bộ đội chuyển sang hướng Cheo Reo, tiêu diệt quân địch rút chạy ở khu vực đó." Vậy là chiến dịch nam Tây Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó, giải phóng được toàn bộ tỉnh Đắc Lắc. Và trong một ngày nó đã phát triển thành chiến dịch toàn Tây Nguyên.
Theo "Tháng ba ở Tây Nguyên" của Nguyễn Khải
NXB Quân Đội Nhân Dân



Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Tháng 3 ở Tây Nguyên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8.
» Tháng 3 ở Tây Nguyên (tiếp theo)
» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử chủa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và thống nhất Tổ Quốc .
» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TƯ LIỆU - HỒI KÝ - KÝ SỰ :: Tư Liệu - Hồi Ký Việt Nam-
Chuyển đến