Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Bài học lịch sử Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Bài học lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Bài học lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Bài học lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Bài học lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Bài học lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Bài học lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Bài học lịch sử Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Bài học lịch sử Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Bài học lịch sử Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Bài học lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Bài học lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Bài học lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Bài học lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Bài học lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

April 2024
SunMonTueWedThuFriSat
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930    
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Bài học lịch sử Poll_leftBài học lịch sử I_voting_barBài học lịch sử Poll_right 
fudo85 (45)
Bài học lịch sử Poll_leftBài học lịch sử I_voting_barBài học lịch sử Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Bài học lịch sử Poll_leftBài học lịch sử I_voting_barBài học lịch sử Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Bài học lịch sử Poll_leftBài học lịch sử I_voting_barBài học lịch sử Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Bài học lịch sử Poll_leftBài học lịch sử I_voting_barBài học lịch sử Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Bài học lịch sử

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Bài học lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài học lịch sử   Bài học lịch sử Icon_minitimeMon Apr 05, 2010 3:34 pm

Lịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục; nó còn khích lệ. Nó làm nguôi ngoai, đem lại sự bình tâm; nó xoa dịu những nôn nóng cũng như những âu lo và cung cấp chỗ dựa cho niềm tin và hy vọng.

Giữa những ưu tư nặng nề trước các khó khăn hiện tại, nó đưa lại sự tĩnh tâm thư thái khi thanh thản chiêm ngưỡng quá khứ vì dường như ta được tham dự vào sự bất tận của thời gian và vĩnh hằng của muôn vật. Nó là một phương thuốc tuyệt vời chống lại sự nản lòng và bi quan.

Khi ta có được cái may mắn thuộc về một dân tộc có sau lưng mình hai mươi lăm thế kỷ lịch sử, thì trong những lúc thất vọng hay hoài nghi, sẽ là một khích lệ tuyệt diệu nếu biết nhớ lại thiên sử thi anh hùng dài lâu của tổ tiên và rút lấy từ trong các bài học của quá khứ những sức mạnh cần thiết để đối mặt với hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.

Phương thuốc chữa bệnh tinh thần bằng cách thả chìm mình trở lại trong quá khứ sâu thẳm của giống nòi để nhận được từ đấy những ngọn nguồn năng lượng và ý chí không ngờ, để được cộng cảm thân thiết với “đất đai và những người đã mất” là bổ ích chẳng gì bằng, và không có liệu pháp nào hơn cách thức ấy để loại bỏ khỏi tâm hồn đôi lúc cái cảm giác chán nản khi ta thấy hoang mang và bất lực trước một sự kiện và bỗng hoài nghi tất cả, chính mình và mọi người khác.

Tôi đã nhiều lần trải qua kinh nghiệm đó và tôi vừa có dịp được trải nghiệm lại những ngày này cùng với các bạn Nam Kỳ và Trung Kỳ về tham gia công việc của Đại Hội đồng. Nhân dịp lễ sinh nhật Đức Hoàng đế Bảo Đại, vị đồng nghiệp ưu tú của chúng ta là ngài Nguyễn Hữu Cự, chủ tịch Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đã có nhã ý tổ chức vào ngày thứ sáu vừa qua một cuộc du ngoạn đến đền Cổ Tích, và mời các đồng nghiệp cả ba Kỳ cùng tham gia.

Ngôi đền này nằm trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp cách Phú Thọ khoảng mười ki-lô-mét về phía hạ lưu, thờ đời vua Hồng Bàng thứ nhất, những vị vua nửa truyền thuyết nửa lịch sử, dưới tên gọi là Hùng Vương, đã trị vì từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên.

Madrolle viết: “Qua khỏi sông Thao, những cánh đồng rộng vùng châu thổ liền biến mất: nền đất gấp khúc mạnh và con đường sắt phải leo lên bằng cách lượn quanh các sườn dốc đầu tiên ở gần đường phân thủy giữa sông Hòng và sông Thao.

“Về phía bên phải, một dãy đồi gợi lên trong tâm trí người nước Nam những khúc uốn lượn của Con Rồng; đỉnh cuối cùng, Nghĩa Cương, cao hơn cả và phủ đầy rừng, có mộ Hùng Vương, vị vua cuối cùng của triều đại Hồng Bàng... Nghĩa Cương, thường được gọi là Núi Đền, nằm cách ga Tiên Kiên 3km5 về hướng Đông Bắc. Nó thuộc làng Hy Cương mà tên dân gian gọi là làng Cổ Tích; quả là ở đấy người ta còn lưu giữ ký ức sùng kính về vị thủ lĩnh người nước Nam cuối cùng của nước Văn Lang, đã chết tại đây (năm 258 trước Công nguyên) khi bị các đoàn quận của vua Thục truy đuổi...”.

Đất nước Văn Lang bao gồm toàn bộ vùng Phú Thọ và Việt Trì này, ở đấy có thể nói mỗi làng, mỗi thôn ấp đều còn lưu giữ ký ức về triều đại quốc gia đầu tiên và quả đúng là cái nôi của nước Nam. Chính tại đây năm trăm năm trước Công nguyên, các bộ lạc Giao Chỉ đầu tiên đến từ miền Nam Trung Hoa đã định cư, tập họp nhau lại dưới quyền uy của những vị thủ lĩnh được công nhận và tạo nên cái hạt nhân về sau sẽ trở thành tổ quốc Nam Việt. Vậy nên người nước Nam biết ơn các vị tổ tiên xưa của nòi giống, qua bao nhiêu thế kỷ đã không ngừng cung kính thờ phụng. Có vô số các đền miếu thờ các vị vua Hùng, nhất là ở vùng này nơi cửa ngõ của Châu thổ, nơi ghi dấu giai đoạn đầu tiên trong hành trình thắng lợi của các hậu duệ người Việt trong công cuộc chinh phục toàn Đông Dương.

Trong số đó đền Cổ Tích nổi tiếng hơn cả. Quả nhiên ở đây việc thờ phụng không chỉ mang tính chất địa phương, mà là của cả quốc gia. Từ những thời rất xa xưa, đến ngày đã định, - ngày mồng 10 tháng Ba, - tại đây diễn ra những lễ hội lớn lôi kéo một đám đông đáng kể đến từ khắp nước. Triều đình cử một vị quan, - thường là vị quan tỉnh sở tại, - thay mặt nhà Vua cử hành nghi lễ cúng “các vị tổ tiên của giống nòi”. Chính phủ Bảo hộ, luôn tôn trọng truyền thống này, hằng năm đều có một khoản tài trợ cho viên Tuần phủ Phú Thọ để tiến hành nghi lễ chính thức.

Vậy nên với tư cách là những kẻ hành hương hơn là những khách du ngoạn, những kẻ hành hương, nếu không “mê đắm”, thì ít ra cũng là đầy ý thức và hăng hái, dưới một màn mưa bụi báo hiệu những trận mưu phùn sẽ đến, các bạn thuộc ba Kỳ chúng tôi đã trèo ba trăm bậc từ chân núi Hy Cương dẫn lên đến ngôi đền và mộ vua nằm trên đỉnh. Như những đứa con đầy lòng hiếu thảo tất cả chúng tôi đã thắp những nén hương truyền thống và cúi lạy trước bàn thờ đặt những bài vị ghi rõ “Bài vị mười tám đời vua Hùng của nước Việt cổ”. Thật cảm động khi được thấy những con người có văn hóa được đào tạo trong nền giáo dục hiện đại, vốn xa rời các truyền thống quá khứ, nay lại đang thực hiện cái nghi lễ tôn kính, sùng bái truyền thống này trước một tấm bài vị bằng gỗ đối với họ trong giờ phút này là biểu trưng của linh hồn tổ quốc vĩnh hằng.

Mọi người đều thi nhau bình phẩm vô số những câu đối và những bài thơ trang trí các cây cột và các bức vách của ngôi đền, tất cả đều ngợi ca tính cổ xưa đáng tôn kính của giống nòi và niềm vinh quang bất diệt của các vị vua đầu tiên. Khi chúng tôi quyết định ra về, thì trời đã quang, sương mù buổi sáng đã tan và từ trên ngọn núi thiêng có thể nhìn thấy quang cảnh tuyệt vời của toàn vùng chung quanh cho đến chỗ hợp lưu của ba con sông, Sông Thao, Sông Hồng và Sông Đà, hai bên có hai khối núi lớn Ba Vì và Tam Đảo, hai vị thần canh giữ cho vùng Châu thổ, như cách nói ý nhị của Boissière.

Trên chuyến xe trở về Hà Nội, tôi kể lại với các bạn tôi những giai đoạn bành trướng liên tục của giống nòi chúng ta, trong những thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên vốn tập họp nhau ở cửa ngõ của Châu thổ Bắc Kỳ, đã dần dần tràn xuống châu thổ, càng lúc càng đổ về phương Nam, và cuối cùng đã chinh phục toàn bộ phần phía Đông và phía Nam bán đảo Đông Dương. Công cuộc “Nam tiến” này quả là sự kiện nổi bật trong lịch sử chúng ta; nó là biểu hiện ý chí, sức sống của dân tộc chúng ta mà những khó khăn không sao kể hết, những cuộc chiến đấu liên miên chống lại những người láng giềng hùng mạnh không thể chặn đứng đà bành trướng không gì cưỡng lại được.

Tôi không thể không nhắc lại ở đây kết luận của nhà bác học lớn đã mất Léonard Aurousseau (*) trong một công trình nghiên cứu bậc thầy viết về “Nguồn gốc của người nước Nam”, kết luận nêu bật một cách ngắn gọn đầy ấn tượng các giai đoạn vinh quang của cuộc hành tiến ấy:

“Không một nguyên cớ nào lẽ ra đã có thể đánh gục một quốc gia đang hình thành (các cuộc xâm lược liên miên, ách đô hộ kéo dài suốt mười một thế kỷ) thắng nổi sức sống của người nước Nam. Là những chủ nhân về mặt dân tộc học của những vùng đồng bằng và những thung lũng Bắc Kỳ từ thời khởi đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, xã hội phong kiến của họ đã trở nên thịnh vượng ở đấy; rồi những làn sóng người di cư không ngừng nối tiếp của họ tiếp tục tràn về phương Nam và mang đi đến nơi xa nhất những chấn động cuối cùng của xung động mà những người Yuê (Việt) đã tạo nên từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Họ đi đến vùng trung nước Nam vào cuối thế kỷ sau đó. Ở đấy các bộ tộc về sau sẽ tạo nên vương quốc Chàm hùng mạnh đã buộc họ phải dừng lại một thời gian dài.

“Lúc này phần chủ yếu trong nhiệm vụ đã được hoàn thành, nước Nam, trở nên khả thể, chẳng bao lâu đã được hình thành. Những người con của họ sẽ còn giữ được tốc độ từng đạt được như một sức mạnh tiềm tàng và, bằng những cú đấm lặp đi lặp lại sau nhiều năm dài chinh chiến, cuối cùng đến năm 1471 đã đánh bại đối thủ thuộc nền văn minh Ấn Độ của mình, để tiếp tục lấn sâu hơn nữa về phương Nam, lần lượt tiến đến Qui Nhơn vào cuối thế kỷ XV, đến Sông Cầu năm 1611, Phan Rang năm 1653, Phan Thiết năm 1697, Sài Gòn năm 1698, Hà Tiên năm 1741. Cuối cùng, trong nửa đầu thế kỷ XVIII, người nước Nam đã hoàn thành công cuộc bành trướng của chủng tộc mình bằng cách chiếm toàn bộ vùng Nam Kỳ ngày nay.

“Sau khi đã thiết lập hoàn tất quốc gia của mình như chúng ta thấy ngày nay, người nước Nam dừng lại, với ý thức đã vinh danh những nỗ lực đầu tiên của tổ tiên xưa bên bờ duyên hải Trung Hoa và thoả mãn vì, sau hai mươi hai thế kỷ chiến đấu, đã lập nên một Tổ quốc xứng đáng với tài năng của chủng tộc mình”.

Một dân tộc đã làm nên một sự nghiệp liên tục suốt hơn hai mươi thế kỷ, chứng tỏ những đức tính tốt đẹp nhất về nghị lực, về sức chịu đựng, về ý chí bền bỉ và kiên định, hẳn còn chưa dừng lại; một số phận vinh quang còn mở ra trước mắt chúng ta, và bởi vì những ngẫu nhiên của lịch sử ngày nay đã đặt chúng ta dưới sự bảo hộ của một cường quốc đầy lý tưởng và tự do, chúng ta tin tưởng dựa vào họ để giúp chúng ta thực hiện sứ mệnh ấy.

Chúng tôi đã chia tay nhau trong niềm hy vọng đó, phấn khởi vì cuộc du ngoạn thành tâm của chúng tôi lên ngọn núi thiêng đã cho chúng tôi được sống đôi giờ trong niềm cộng cảm với những vị tổ tiên vĩ đại và vì bài học bổ ích rút ra được từ đó.

(1929)

(*) Léonard Aurouseau, 1888-1929, làm việc ở Trường Viễn đông Bác cổ Hà Nội từ 1911 đến 1929, từ 1926 đến 1929 là giám đốc Trường này. Tác phẩm quan trọng: Văn Miếu Hà Nội ( 1913 ), Thuyền “tam bản” là từ Hán? Giới thiệu Địa lý lịch sử nước Nam, Hà Nội qua lịch sử (1922), Hai báo cáo khai quật khảo cổ ở Quảng Bình (1926). Bạn đọc cần nghiên cứu sâu thêm có thể tham khảo "Một thế kỷ nghiên cứu của trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội" (TVĐBC, 2000) (BT).


Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 - NXB Tri Thức


Bantinsom.com ( theo chungta )
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Bài học lịch sử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các yếu tố cần và đủ để học tốt môn Lịch Sử
» 5 bí quyết nhớ môn Lịch sử
» LỊCH SỬ QUỐC KỲ
» Đề cương ôn tập Lịch sử Học kì 1
» Lịch sử vùng đất Cần Thơ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KIẾN THỨC LỊCH SỬ :: Câu chuyện lịch sử-
Chuyển đến