Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Đường Hồ Chí Minh trên biển Poll_leftĐường Hồ Chí Minh trên biển I_voting_barĐường Hồ Chí Minh trên biển Poll_right 
fudo85 (45)
Đường Hồ Chí Minh trên biển Poll_leftĐường Hồ Chí Minh trên biển I_voting_barĐường Hồ Chí Minh trên biển Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Đường Hồ Chí Minh trên biển Poll_leftĐường Hồ Chí Minh trên biển I_voting_barĐường Hồ Chí Minh trên biển Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Đường Hồ Chí Minh trên biển Poll_leftĐường Hồ Chí Minh trên biển I_voting_barĐường Hồ Chí Minh trên biển Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Đường Hồ Chí Minh trên biển Poll_leftĐường Hồ Chí Minh trên biển I_voting_barĐường Hồ Chí Minh trên biển Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Đường Hồ Chí Minh trên biển

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Đường Hồ Chí Minh trên biển Empty
Bài gửiTiêu đề: Đường Hồ Chí Minh trên biển   Đường Hồ Chí Minh trên biển Icon_minitimeTue Mar 23, 2010 8:51 am

Cách đây đúng 37 năm Bộ tư lệnh hải quân đã giao cho đoàn 125 – đơn vị “tàu không số” một nhiệm vụ đặc biệt “tối mật”: vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí vào miền Nam, góp phần chi viện kịp thời cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của đồng bào miền Nam.
Bốn tàu C.43, C.56, C165, C.235 đã vinh dự được nhận nhiệm vụ này. Cả bốn tàu đều gặp địch sau đó… Và con tàu đã đi vào huyền thoại của hải quân Việt Nam bằng cuộc chiến đấu dũng cảm của các thủy thủ trên vùng biển địch…
… Một ngày sau khi C.56 rời bến, ngày 27-2-1968, tàu 235 nhổ neo tại một căn cứ khác của đoàn 125 – căn cứ A3 vào đúng 11g 30 phút. Đây là chuyến đi thứ hai của C.235 trong tháng hai. Chuyến thứ nhất, tàu xuất phát vào ngày 6-2 nhưng hành trình của tàu luôn bị máy bay và tàu chiến dịch theo dõi, vì vậy tàu buộc phải quay trở lại căn cứ. Lần này điểm tập kết 14 tấn “hàng” là bến Hòn Hèo thuộc hai xã Ninh Phước, Ninh Vân (Khánh Hòa). Đây là khu vực cực kỳ hiểm trở - cách Nha Trang 12km về phía Bắc, luồng hẹp, nhiều đá ngầm, có núi cao bao bọc phía ngoài, và vô cùng nguy hiểm – gần quân cảng Cam Ranh, hang ổ của hải quân địch; có hai căn cứ rada gần đó cùng với tàu chiến, máy bay trinh sát chỉ điểm, tàu tuần tiễu hoạt động gần như 24/24 giờ.
Tàu 235 là tàu cao tốc, chạy bốn máy, tốc độ trung bình 12 hải lý/giờ do thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy gồm 20 cán bộ chiến sĩ trẻ. Chính trị viên tàu là Nguyễn Tương, người cùng quê hương Điện Bàn với Phan Vinh. Trước chuyến đi này con trai đầu lòng của anh vừa tròn 4 tháng tuổi.
Nhật ký của C.235
Đi hai ngày, hai đêm trên vùng biển quốc tế, đến ngày 29-2-1968 vị trí C.235 ở ngang vùng biển Nha Trang.
- 18 giờ ngày 29-2: máy bay trinh sát của địch phát hịên ra tàu 235.
- 20 giờ cùng ngày, 235 vẫn quyết định chuyển hướng vào bờ.
- 22 giờ 30 phút, 235 điện về Sở chỉ huy: “Cách bờ 19 hải lý, gặp tàu và máy bay địch bám. Phan Vinh”.
- 23 giờ, C.235 bắt đầu tiến vào bờ. Phát hiện ra 235, hải quân vùng 2 duyên hải ngụy lập tức điều ba tàu chiến Ngọc Hồi, H.Q 12, H.Q 617 và bốn tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển phía Bắc Nha Trang với ý định bắt sống C.235.
- 23 giờ 30 phút: tất cả đèn trên tàu địch đều tắt. Chúng phục kích, theo dõi 235 bằng rada. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh quyết định điều khiển 235 luồn lách qua đội hình tàu địch và đã đến được bến (xã Ninh Phước) lúc 0 giờ 30 phút ngày 1-3-1968. Nhưng hoàn toàn không có người của bến ra đón 235. Không chần chừ thuyền trưởng Vinh ra lệnh khẩn trương cho hàng xuống nước để bến có thể vớt sau. Các bao hàng đóng gói đặc biệt được các thủy thủ lần lượt vần xuống. Chừng một giờ sau hàng trên tàu vơi dần. Lúc này là 1 giờ 30 phút sáng 1-3. Phía ngoài, ba tàu loại lớn và 4 tàu nhỏ của địch vẫn đang khép chặt vòng vây.
- 1 giờ 40 phút sáng 1-3-1968: thuyền trưởng Phan Vinh đột ngột ra lệnh ngừng thả hàng. Anh đưa tàu chạy ven bờ để nghi binh vị trí bến nhận hàng. Tàu chiến dịch lập tức đuổi theo. Tất cả tàu địch đồng loạt bật đèn pha và điện cho nhau: tàu nào không bật đèn là tàu “Việt cộng”. Tàu 235 lọt vào tình thế ngặt nghèo. Trước mặt là núi chắn sừng sững. Sau lưng, bảy tàu chiến địch dàn hàng ngang chặn lối ra. Cuộc săn đuổi tàu 235 mà sau này bọn địch gọi là “chiếc tàu ma” đã bắt đầu diễn ra…
Bài tường thuật trên đài tự do
Hồi 13 giờ ngày 24-3-1968 đài Tự do có giới thiệu bài “tường thuật đặc biệt” về một trận đánh trên biển với “Việt cộng”: “… Đây là bài tường thuật vụ đuổi bắt chiếc “tàu ma” ở Nha Trang… Hồi 1 giờ 36 phút, chiến hạm Ngọc Hồi dùng rada phát hiện được tàu địch, H.Q 12, H.Q 617 và các thuyền ta tìm cách chặn bắt tàu trên. Lúc này tàu ta được lệnh thắp đèn, tàu không thắp đèn là tàu địch bị khép chặt vào giữa, trong là bờ cạn.
Lúc 2 giờ ngày 1-3 cách Hòn Hèo năm hải lý, tàu lạ chạy vào bờ lẩn trốn chạy vào bờ lẩn trốn. Đến 2 giờ 30 phút các tàu ta được lệnh đồng loạt bắn các loại súng nhỏ từ 12 li 7 trở xuống với ý định bắt sống tàu địch. Các pháo lớn bắn vào bờ không cho địch trên tàu tẩu thoát, đồng thời gọi phi cơ đến thả hỏa châu soi sáng. Biết không thể nào tẩu thoát, Việt cộng ở trên tàu và ở trên bờ đã phản pháo.
Lực lượng trên bờ của địch khoảng một tiểu đoàn, có lẽ đã nhận nhiệm vụ yểm trợ tàu. Biết vậy, các chiến hạm của ta đã được lệnh bắn pháo lớn vào tàu địch. Sau ba mươi phút chống trả, tàu địch bốc cháy. Lúc này phi cơ được gọi đến bắn phá dọn đường ở dọc biển cho một cuộc lục soát. Đến 2 giờ 41 phút chỉ huy trưởng vùng 2 chiến thuật chỉ thị đổ bộ ngay trước khi trời sáng, nhưng vì hỏa lực Việt cộng bắn ra dữ dội nên lực lượng đổ bộ phải rút lui chờ quân chi viện…”.
Nhật ký C.235 từ 1 giờ 50 phút sáng 1-3-1968…
… Dưới ánh đèn pha gay gắt, tàu địch được lệnh bắn xối xả vào C.235… Trong ánh chớp lập lòe thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh bình tĩnh lái tàu chạy sát vào bờ, chỉ huy anh em chiến đấu. Các thủy thủ dùng DKZ và súng 14 li 5 bắn về phía địch… Những tàu cỡ nhỏ của địch không chịu đựng nổi hỏa lực của C.235, dần dần dạt ra vòng ngoài. Nhưng chỉ trong chưa đầy nửa giờ chiến đấu đã có 5 đồng chí hi sinh, bảy đồng chí bị thương, trong đó có cả thuyền trưởng Phan Vinh…
- 2 giờ 20 phút ngày 1-3-1968: thuyền trưởng Phan Vinh có ý định phá vòng vây. Anh suy nghĩ, ra khơi sẽ dễ cơ động đối phó với địch. Nếu cần thì có thể áp sát tàu địch và cho giật kíp ba tấn bộc phá đã gài sẵn, phá 235 cùng với tàu địch… Tàu 235 đột ngột tăng tốc rồi lao vọt ra cửa vịnh. Ngay lập tức pháo địch từ các khu trục hạm tập trung hỏa lực nã vào 235. Giữa lưới lửa đỏ bỏng rát đó, 235 mỏng manh luồn lách như một chiếc lá… Một quả đạn pháo trúng gần buồng máy, 235 sựng lại rồi dừng hẳn: máy tàu đã hỏng nặng. Phương án 2 – phá vòng vây thế là không thành. Tàu 235 đang cách bờ độ 100m. Phan Vinh quyết định cho tất cả rời tàu bơi vào bờ. Kíp hẹn giờ nổ đã được vặn đến con số 15 phút.
- 2 giờ 40 phút ngày 1-3-1968: một cột lửa bùng lên, kế đó là một tiếng nổ khủng khiếp, chấn động tới tận Nha Trang. Sức công phá của ba tấn thuốc nổ khiến C. 235 bị đứt làm đôi. Một nửa chìm xuống biển, nửa còn lại văng lên lưng chừng núi Ba Nam (xã Ninh Vân). Kinh ngạc tột độ, bọn địch cuống cuồng gọi máy bay đến bắn phá cày nát vùng ven biển, nhằm dọn đường cho bộ binh bao vây, bắt sống các thủy thủ tàu 235.
- 3 giờ sáng ngày 1-3-1968: bọn địch từ tàu đổ bộ lên bờ sục sạo nhưng đã bị thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ - hai người cuối cùng rời khỏi 235, đón đầu, kiên cường đánh trả nên chúng đành rút lui, chờ viện binh. Ở một cánh lên bờ khách chỉ còn lại thuyền phó Đoàn Văn Nhi và 6 thủy thủ: Mai, An, Thật, Phong, Khung, Tuyến. Đã có 11 anh em hi sinh.
… Những ngày sau đó bảy người còn lại của C.235 – vừa bị thương, không lương thực, không nước uống dìu nhau đi vào khu vực Hòn Hèo. Họ bị kiệt sức dần. Đến ngày thứ 11 Khung đi tìm nước uống, rồi không trở về. Chiều hôm đó Thật và An đi tìm Khung, bị lạc. Ngày thứ 12 Thật tìm được du kích ở bến. Hôm sau, An, Tuyến, Mai, Phong cũng liên lạc được với du kích. Mọi người quay lại đón thuyền phó Nhi đang nằm đợi trong rừng. Nhưng anh đã không còn ở đó nữa. Những gì còn lại chỉ là một mảnh bông băng đã khô máu, một mảnh áo rách…
Con tàu gồm 20 anh em, giờ chỉ còn lại 5 người: Thật, Phong, Mai, An, Tuyến. Năm con người sức tàn lực kiệt ấy đã nương tựa nhau cùng vượt Trường Sơn. Và sáu tháng sau họ đã trở lại miền Bắc, tiếp tục nhiệm vụ của mình…
Những phút cuối cùng của thuyền trưởng Phan Vinh
Trích tường thuật của đài Tự Do về trận đánh ở Hòn Hèo: “… Các phi tuần, trực thăng, khu trục võ trang được gọi đến bắn phá. Cuộc lục soát bắt đầu. Một toán từ phía Bắc xuống, toán khác từ dọc đồi phía Nam tiến lên khu vực Tân Định, một lực lượng khác gồm 4 tàu dàn hàng ngang tiến vào vịnh HQ.12, HQ.617 tiếp tục bắn phá yểm trợ vào sườn núi và đưa lực lượng thủy quân lục chiến vào bờ cùng hỗ trợ…”.
Trích tạp chí Lướt sóng của hải quân ngụy: “Mười hai chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Hoa Kỳ cùng quân lực Việt Nam cộng hòa có phi cơ yểm trợ đã đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt cộng gan góc và thiện chiến trên con tàu chở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập tiếp tế cho mặt trận giải phóng. Họ đã nổ súng đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hi sinh với con tàu bằng khối lượng hàng chục tấn bộc phá, không để lại một dấu vết…”.
… Ở gần chỗ tàu nổ, lúc gần sáng, địch đổ quân xuống, lùng sục. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ đã đoán được ý định của địch, chốt chặn sẵn ở đó để những anh em khác rút an toàn. Cả hai anh đều bị thương khá nặng nhưng đã ngoan cường trụ vững chống trả các đợt tấn công của một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên ở cả hai mũi tiến công. Phan Vinh và Thứ đã ở ngay giữa hai gọng kìm của địch. Chiến đấu độ nửa giờ, vết thương ngày một nặng, sức lực cạn kiệt, súng không còn đạn, các anh đã hi sinh. Bọn địch từ hai cánh quân tiếp tục nổ súng bắn vào nhau, thương vong cả hai phía khá nhiều, chúng buộc phải điện về chỉ huy sở “đã gặp địch mạnh, buộc phải rút lui”…
… Hơn nửa tháng sau đó năm anh em thủy thủ đoàn 235 đã tìm được nơi diễn ra trận đánh cuối cùng của Phan Vinh và Ngô Văn Thứ. Các anh vẫn ở trong tư thế nằm vươn người về phía trước như giữa lúc chiến đấu ghìm hai cánh quân địch. Dấu vết còn lại sau trận chiến ác liệt là những hố đạn sâu hoắm, những thân cây ngã gục, cháy loang lổ… Năm đó thuyền trưởng Phan Vinh vừa tròn 35 tuổi, chưa một lần yêu…
Chuyến đi này 15 cán bộ chiến sĩ của tàu 235 đã yên nghỉ ở Hòn Hèo. Bốn con tàu của đoàn 125 ra đi làm nhiệm vụ, chỉ có tàu 56 trở lại. Tàu 165 với 18 cán bộ chiến sĩ, trong đó có 15 đảng viên, 3 đoàn viên đã cảm tử ra đi sau khi điểm hỏa phá tàu và phá hủy ba chiếc tàu của địch. Tàu 43 đã bắn chìm và bắn hỏng một tàu, bắn rơi một máy bay địch, sau đó các thủy thủ đã phá hủy tàu…
… Hai năm sau ngày hi sinh, tháng 8-1970 liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh đã được Quốc hội và Chính phủ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên anh đã được đặt cho một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo Phan Vinh nằm ở 8 độ 56 phút vĩ bắc và 113 độ 38 phút kinh đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 430 hải lý…

(Dựa theo tư liệu của lữ đoàn 125, tư liệu trích từ sách Đường mòn trên biển của nhà văn Nguyễn Tử Đương và lời kể của đại tá Trần Phong – nguyên trợ lý tham mưu tiểu ban tác chiến đoàn 125 giai đoạn 1968…)
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Đường Hồ Chí Minh trên biển
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Điện Biên Phủ trên không-Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam
» Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông xuân 1953-1954, quân ta đã giữ thế chủ động đánh địch như thế nào trên chiến trường chính Bắc Bộ?
» Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
» Vấn nạn học đường và sự tha hóa trong đạo đức .
» Vấn nạn học đường -''CẶP ĐÔI TUỔI TEEN ''.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại-
Chuyển đến