Đất nước Việt Nam ngày nay là một dãi bán đảo chạy đi theo bờ công khúc khuỷu từ Bắc xuống Nam- uốn mình ven biển Đông. Phía Tây và phía Bắc gồm những vùng biên giới với núi non trùng điệp; phía Đông với Tây Nam sóng vỗ quanh năm … Ngay từ thiên kỷ trước công nguyên, trước cả khi có nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, vùng lãnh thổ này đã là nơi gặp gỡ giữa các vùng di dân từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, từ lục địa ra hải đảo và ngược lại. vì vậy mà nơi đây diễn ra một sự giao thoa văn hóa và tộc người rất phức tạp. câu ca dao xưa của người Việt:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
đã soi tỏ dấu ấn về sự giao thoa này trong buổi bình minh của lịch sử.
Và trên nền cảnh ấy, đất nước ta nay là nơi phân bố của 54 dân tộc anh em – bao gồm 170 nhóm địa phương. Tất cả có chung một cách mưu sinh là làm nông nghiệp trồng lúa và chung một huyền thoại về “Quả bầu mẹ”, hay “Bọc trăm trứng”. Các dân tộc ở đây đều nằm trong 7 nhóm ngôn ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Tạng – Miến, Hoa … tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc.
Có số dân đông nhất hiện nay, trên 70 triệu người là nhóm ngôn ngữ Việt – Mường(1). Bên cạnh bức tranh phân bố dân cư của nhóm người Việt – Mường là các tụ điểm phân bố dân cư của nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, gồm 21 tộc người với khoảng 2 triệu 100 dân. Đồng bào sống rải rác từ vùng ngã ba biên giới Tây Bắc – Bắc Bộ như người Mảng; xen kẻ với người Thái ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và miền Tây Nghệ An như người Khơ – Mú, người Kháng, người Xinh Mun, Ơ Đu; rồi men theo dãi dọc Trường Sơn như các tộc Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi, Co, Hre; tỏa khắp các cao nguyên miền Tây như các tộc Gié-Triêng, BaNa, Xơ Đăng, Brau, Rơ Măm, đi về phía Nam tiếp đó là các tộc Mnông, Mạ, Cơ-ho; cho đến tận miền châu thổ Sông Cửu Long như người Khmer và cả miền núi thấp ở Đông Nam Bộ như các tộc Xtiêng, Chơ-ro. Nhìn trên toàn cục, các tộc người nói ngôn ngữ Môn-Khmer là hiện thân – hậu duệ của một cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa vốn cư tụ ở miền rừng phía Tây và Tây Nam của cả vùng lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
Văn hóa cổ truyền của các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer đã hộp thành nền tảng và là một nguồn cội của vắn hóa Việt Nam.
Lịch Sử của tộc người Co
Người Co là một trong những tộc người cư trú lâu đời trên khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên của nước ta. Theo kết quả của cuộc tổng đều tra Dân số và nhà năm 1999, dân tộc này có 27.766 người, cư trú tập trug ở 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Tại Quảng Ngải người Co có 22.760 nhân khẩu, sinh sống tại hầu hết các xã huyện Trà Bồng và một vài xã thôn thuộc huyện Sơn Hà. Tỉnh Quảng Nam, người Co với 4.607 nhân khẩu, sống tập trung tại huyện Trà My. Số người Co còn lại (399 người) cư trú rải rác tại các tỉnh xung quanh như: Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế…
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc, người Co mang nhiều tên gọi phiếm xưng khác nhau như: Cùa, Khùa, Của, Trầu, Bồng Miêu, Mọi Trà Bồng, La Thu… Những người Co cư trú ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tự nhận mình là Cor; số ở Trà My (Quảng Nam) lại tự coi mình là Col. Từ năm 1979, khi Nhà nước ta công bố Danh mục chính thức Các thành phần dân tộc ở Việt Nam, tên Co đã được đồng bào chấp nhận và trở thành tên gọi phổ biến.
Trước đây, có một thời gian người Co được cho là nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng hay một nhánh của người Cùa. Tuy nhiên, ngay từ trước năm 1979, họ cũng đã được một số nhà khoa học coi là một dân tộc độc lập. nười Co có ý thức tự giác dân tộc khá cao. Số đông cho rằng họ là con cháu của cư dân mấy làng bị trôi ra biển mà thành. Vùng đất cù lao bị trôi ra đó nay là đảo Lý Sơn(2). Chính vì vậy, đa số người Co vẫn cho quê hương gốc của họ là hòn đảo nằm ngoài khơi tĩnh Quảng Ngãi này. Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có cứ liệu khoa học nào chứng minh điều đó là xác thực.
Về mặt đời sống kinh tế, cũng như các dân tộc khác trên lãnh thổ đất nước Việt Nam kéo dài từ Bắc tới Nam, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhưng vì sống tập trung trên sườn núi phía đông của dãy Trường Sơn, địa bàn cư trú hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên ở người Co, trong xã hội truyền thống, việc trồng trọt từ các loại cây lương thực, cây rau xanh, cây ăn quả đến cây đặc sản… chủ yếu được tiến hành trên rẫy.
Ở người Co, nghề dệt, nghề rèn và nghề làm đồ gốm đều không phát triển. Các đò dùng thiết yếu trong gia đình đều đươc đồng bào mua hoặc đổi của các dân tộc khác xung quanh vùng. Trong số các nghề phụ gia đình, chỉ có nghề đan là khá phát triển, sản phẩm làm ra vừa đa dạng về kích cỡ, kiểu loại vừa bền đẹp trong từng chi tiết.
Người Co vẫn còn duy trì các hoạt động săn bắt và hái lượm. Các loại nấm, rau, củ, quả… hái lượm được trong rừng rất phong phú và là nguồn thức ăn khá quan trọng trong mõi gia đình. Ở vùng cư trú của người Co do sông, suối nhỏ và dốc, ít có điều kiện đánh bắt tôm, cá bằng thuyền với vó, chài, lưới…nên phụ nữ thường dùng tay không để mò cua bắt ốc hay dùng một loại đồ đan nhỏ để xúc cá; còn đàn ông thì dùng cần câu hoặc các dụng cụ đơm cá để bắt cá.
Bên cạnh đó họ còn tiến hành những cuộc đi săn thú rừng như: chim, sóc, khỉ,… hay một số loại thú lớn như: hổ, báo, heo rừng… vừa để cải thiện bữa ăn hàng ngày vừa để bảo vệ mùa màng. Phụ nữ không được tham gia vào những cuộc đi săn cùng với nam giới.
Về việc giao lưu buôn bán, sử sách cũ cũng từng nói đến chợ Trà Bồng như là một trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa trong vùng. Ngay từ thời đó, quế, trầu không và cau, các sản phẩm trồng trọt của người Co đã hấp dẫn thu hút khách bốn phương dồn về đây tấp nập suốt hai mùa thu hoạch hằng năm. Trong đó Quế là một mặt hàng được ưa chuộn nhất.
Về tổ chức gia đình, dòng họ: hình thái gia đình nhỏ của người Co đang tring xu hướng phát triển và trowr thành phổ biến, bên cạnh tàn dư gia đình lớn(3) vẫn ít nhiều tồn tại. Tuy vậy số gia đình lớn này đang ngày càng hiếm dần, nhường chổ chô những gia đình hạt nhân gồm có cha mẹ và con cái.
Người Co xưa vốn không có họ kèm theo tên gọi, nhưng do tác động của văn hoá Việt Nam nên cách đây khoảng nửa thế kỷ, đa số đồng bào tự nhận mình là họ Đinh. Sau cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, hầu hết đồng bào lại tự nhận là họ Hồ(4), họ Phạm(5). Một số rất ít các gia đình Co đã mang họ Trương, họ Lê…
Ở người Co ít có trường hợp đàn ông lấy hai vợ. Với người Co, hôn nhân chị em vợ được công nhận trong khi hôn nhân anh em chồng thì lại bị hạn chế ở mức người vợ goá chỉ được lấy em chồng chứ không được lấy anh chồng. Chế độ hôn nhân cư trú bên nhà chông đã được xác lập. Trước đây, hiếm có thanh niên Co làm dâu, làm rễ người khác tôc nhưng gần đây quan hệ giữa các dân tộc trong vùng đã được mở rộng với xu thế ngày càng thân thiện hưon nên số thanh niên nam nữ Co lấy vợ, lấy chồng là người các dân tộc khác như: Xơ-đăng, Hrê, Gié-Triêng, Việt… ngày càng nhiều.
Các tập tục trong chu kỳ của một đời người
Cưới hỏi
Cũng như các dân tộc khác trên Trường Sơn – Tây Nguyên, trong xã hội truyền thống, nam nữ thanh niên dân tộc Co bước vào cuộc sống gia đình từ khá sớm, ngay từ khi 16 – 18 tuổi. Việc hôn nhân của các cặp nam nữ thanh niên nơi đây phần lớn đều do cha mẹ hai bên quyết định thông qua vai trò quan trọng của hai ông mối(6), một bên nhà trai một bên nhà gái.
Khi có con trai đến tuổi dựng vợ, cha mẹ chàng trai thường dành nhiều thời gian xem xát, đánh giá để lựa lấy một coo gái từ đám nữ thanh niên trong buôn. Khi đã chọn được cô gái ưng ý, họ liền đem ý định đó ướm hỏi con trai. Nếu được sự đồng ý của chàng trai thì cha mẹ chàng liền nhờ người mai mối. Nhiệm vụ đầu tiên của ông mối là sang gia đình cô gái, hỏi xem cô có đồng ý lấy chàng trai ấy làm chồng hay không, và gia đình cô có chấp nhận chàng trai làm rễ trong gia đình hay không? Để hoàn thành nhiệm vụ này, trước đó, ông mối phải đến nóc nhà nơi cô gái và gia đình đang sống, tìm những người lớn tuổi, hỏi xem cô đã có người nào đến đặt vấn đề cưới xin hay chưa, nếu chưa thì ông mối liền nhờ một người trong nóc nhà đó tìm gặp cô gái để đặt vấn đề. Người đó thường sẽ trở thành ông mối của nhà gái. Ông ta đến để thông báo với cô gái và gia đình cô về ý định của chàng trai, nếu cô và gia đình cô đã biết chàng trai ấy rồi thì có thể đi đến quyết định; nhưng nếu chưa, thì họ sẽ yêu cầu đưa chàng trai sang cho nhà gái xem mặt, sau đó họ mới đưa ra quyết định.
Sau khi nhận được sự đồng ý của nhà gái, ông mối hai bên gặp nhau bàn bạc để thống nhất mọi vấn đề về đám cưới, như ngày tháng tổ chức và lễ vật mà nhà trai sẽ phải đưa sang nhà gái. Ngày đầu tiên của lễ cưới, nhà trai tổ chức một đoàn khoảng 20 – 30 người đi cùng chú rễ và ông mối, sang nhà gái. Bố me chàng trai không tham gia trong đoàn này.
Hôm đó chú rễ khố lễ, mặc áo, bên ngoài quấn thêm một tấm choàng, trên người đeo những chiếc vòng bằng hạt cườm nhiều màu sắc rực rỡ. Chiếc gùi ba ngăn của chú rể bên trong có một cây rựa và một chiếc mũ đan bằng na dang, được giao cho một thanh niên khác đeo hộ. Bản thân cú rể thì vác trên vai một thanh gươm, cán thanh gươm luôn được đặt cho quay về phía trước, mũi gươm hướng về phía sau. Phía cuối là hộp đao cũng được trang trí bởi các tua màu đỏ và trắng.
Đến cổng nhà gái, đoàn đón dâu dừng lại, nhà gái mang trầu ra mời, sau đó ông mối nhà gái dẫn đoàn nhà trai lên trên nhà. Chú rể được cha mẹ cô dâu trực tiếp mời trầu. Nhà gái bày mâm tiệc mời đoàn đón dâu dùng cơm. Khi đã ăn xông, nhà gái thực hiện nghi thức quan trọng nhất trong đám cưới: nghi thức cúng thần, và cô dâu – chú rể ăn cùng nhau bữa cơm đầu tiên. Lễ vật dùng trong nghi thức nầy là một con gà, được chính tay bố mẹ cô dâu làm, luột chín, để nguyên con đem cúng. Sau đó người ta lấy một ra cơm, đem con gà lễ vật xé thành miếng, tất cả thịt, lòng, gan, tiết… đều để vào trong rá cơm, đem đặt trong phòng cô dâu. Sau khi ông mối đọc lời cầu chúc cho cô dâu – chú rể sống hạnh phúc bên nhau, thì cô dâu – chú rể bắt đầu ăn bữa cơm chung đầu tiên. Thoạt nhiên, cô dâu dùng tay bốc cơm bỏ lên đầu chú rể, và ngược lại. Mỗi người làm việc đó 3 lần rồi tự bốc cơm và thức ăn từ chiếc rá để trước mặt lên ăn 3 lần. Cô dâu ăn trước, chú rể ăn sau.
Tối hôm đó, gia đình nhà gái chuẩn bị cơm và rượu, thịt để cúng tổ tiên, báo với tổ tiên là gia đình và dòng họ đã có con rể mới. Sau đó, dọn ra để gia đình hai bênăn uống và trò chuyện. Ăn xông, họ cùng nhau đàn hát, cuộc vui thường được nhóm thanh niên trai gái kéo dài cho đến sáng hôm sau.
Sáng hôm sau, nhà gái bắt đầu tổ chức đoàn đưa cô dâu sang nhà trai. Khi đoàn đưa dâu đến nhà trai, mọi thủ tục lại được thực hiện lần lượt như khi đoàn đón dâu đến nhà gái. Tuy nhiên, nếu khi ở nhà gái, ông mối nhà gái là người chủ động trong các nghi lễ, là người đọc lời cầu cúng và ngồi giữa chứng kiến đôi tre bốc cơm bỏ lên đầu nhau, ăn cơm cùng nhau, thì khi sang nhà trai, những nghi thức ấy do ông mối của nhà trai thực hiện. sau khi nghi thức cúng gia tiên và cô dâu – chú rể ăn chung bữa ăn đầu tiên, thì cả hai gia đình và bạn bè cô dâu, chú rể lại trãi qua một đêm vui vẻ ở nhà trai. Sáng hôm sau, sáng ngày thứ ba của hôn lễ, khi ăn uống xông, đoàn nhà gái lên đường trở về, cô dâu cũng theo đoàn trở về gia đình bố mẹ đẻ.
Sau khi cô dâu cùng họ nhà gái đã ra về, chú rể cởi bỏ hết trang phục trong ngày cưới, chỉ mặt một bộ khố áo bình thường để chuẩn bị lễ vật đưa sang nhà gái, thực sựu đón vợ về nhà mình. Lễ vật gồm: bánh(7), gạo và thịt(
. Khi đến nhà gái, ông mối đại diện cho nhà trai để trao lễ vật, nhà gái nhận lấy lễ vật đem cúng tổ tiên. Đoàn nhà trai tiếp tục ở lại nhà gái qua một đêm. Sáng hôm sau mới ra về, cô dâu cúng theo đoàn nhà trai về nhà chồng và ở lại luôn với tư cách là một thành viên mới của gia đình chồng. Đến đây, các thủ tục quan trọng nhất trong lễ cưới của người Co coi như đã hoàn tất.
Tuy nhiên, sau đó họ vẫn tiếp tục thực hiện một số nghi thức khác để tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ giữa hai gai đình. Trước tiên phải kể đến lễ lại mặt. Nghi lễ này được tiến hành sau khi kết thúc hôn lễ từ 3 đến 4 ngày. Thứ hai là: sau ngày cưới vợ cho con từ 1 đến 2 năm, bố mẹ chàng trai cũng phải chuẩn bị bánh, rượu, thịt… mang sang thăm ông bà thông gia. Một năm sau đó, bố mẹ cô dâu lại phải chuẩn bị lễ vật sang nhà trai đáp lễ. Có hoàn tất hai nghi lễ này, mối quan hệ giữa hai gia đình mới “thuận bườm xuôi gió” và đôi vơ chồng trẻ mới thật sự được dòng họ và buôn làng công nhận
Sinh đẻ và nuôi dạy con cái
Trong xã hội truyền thống trước đây, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, do chiến tranh giưũa các làng liên miên diễn ra… nên các làng của người Co luôn ở trong tình trạng cần tăng cường nhân lực. Để giải quyết vấn đề này, một mặt các buôn làng của người Co có những quýêt định rất dễ dàng, thuận lợi cho những người từ các nơi khác đến xin cư trú. Mặt khác, họ rất quan tâm đến việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái.
Với mong muốn đứa trẻ sinh ra được thông minh, khẻo mạnh, người Co có các quy định rất cụ thể về nhưnngx việc có thể làm và những việc không thể làm, những đồ có thể ăn và không thể ăn… đối với người phụ nữ khi mang thai. Trong khi mang thai, người mẹ tương lai không được để mình nhìn thấy rắn, khỉ , rùa…, không chỉ có vậy, người Co còn cho rằng khi vợ có thai, người chồng cũng không được đan lồng gà (vì sợ đứa trẻ sinh ra sẽ có cái đầu to như chiếc lồng gà), hay lắp cán rìu,… Họ cũng không cho người có thai ăn thịt bò (vì sợ rằng khi đứa trẻ sinh ra sẻ có yếm ở cổ như bò),…
Phụ nữ Co trong xã hội truyền thống thường sinh con ở nhà, tại khu vực cạnh bếp lửa. Họ sinh con trong tư thế quỳ, hai tay bám chặt vào hai sợi đây được thả xuống từ nóc nhà. Mỗi làng thường có từ 1 đến 3 Bà mụ(9) để đỡ đẻ. Sau khi đứa trẻ sinh ra được 3 ngày, gia đình chuẩn bị lễ vật để làm nghi thức cúng ma cho các bà mụ. Lễ vật gồm có 3 con gà mái tơ, cùng cơm và rượu. Sau đó ít ngày, có một bé gái khoảng 10 đến 15 tuổi được cử vào phòng của sản phụ nhận đứa trẻ và địu ra ngoài. Bố của đứa bé chờ sẳn ở ngoài cửa, dẫn đường cho bé gái đi theo cầu thang xuống đất. Đến chân cầu thang, bé gái ngồi xuống sao cho hai chân đứa trẻ chạm tới mặt đất. Khi két thúc nghi lễ này, mọi kiên cử đối với người mẹ coi như kết thúc, và đứa trẻ được coi là bình đẳng như mọi người kkhác ở cộng đồng.
Tang ma
Ở người Co, trong xã hội cổ truyền cũng có sự phân biệt giữa người chết do già cả, bệnh tật, và những người chết do bị ngã cây, chết đuối,… nghĩa là chết “bất đắt kì tử”, chết do tai nạn rủi ro. Những người chết do tai nạn rũi ro, chết nơi ngoài nhà, ngoài làng thường không được mang thi hài về nhà, mà phải chôn ngay tại địa điểm xảy ra tai nạn. Những người chết rũi ro này không được chôn trong quan tài mà chỉ được bó sát bằng vỏ cây và quần áo trước khi đặt xuống huyệt mộ
Với những người chết do già cả, ốm đau,… thì được chôn trong quan tài. Quan tài thường được làm một cách cẩn thận bằng gỗ soan đào, gỗ son mốc, gỗ dỗi vàng,… Trước ki cho thi hài vào quan tài thì gia đình thường tắm rửa sạch sẽ, rồi mặt bộ khố áo đẹp nhất. Thi hài được quấn lại bằng những tấm vải màu trắng, đen hoặc những chiếc áo màu trắng (điều này rất giống với việc mai táng của người Việt). Ngón chân, ngón tay cũng được bó lại bằng vải trắng. Với những người chết bình thường, đưa thi hài ra nghĩa địa là công việc của mọi người trong làng, họ cho rằng đây là lần sau cùng có thể gặp được người đã chết, thể hiện tình cảm gắn bó như người thân trong gia đình. Nhưng tình cảm ấy, không được người Co thể hiện đối với những người chết do tai nạn rũi ro, chết không rõ nguyên nhân. Thâm chí, khi trong làng có người chết vì sinh đẻ khó, dân làng lập tức giết thịt toàn bộ gia cầm, gia cầm đang nuôi để cúng thần cầu lấy sự bình yên và sau đó cả làng phải dời đi nơi khác sinh sống.
Sau khi chôn cất người thân xông, đồng bào Co không còn tiến hành bất kì một nghi thức gì liên quan đến người đã khuất nữa. Họ không tổ chức cải táng và cũng không có nghi thưc cũng giỗ cho cha mẹ, người thân như trong phong tục – tập quán của người Việt.
Kết Luận: Rõ ràng dân tộc Co có số dân không đông lắm, nhưng lại cư trú lâu đời trên khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên, mặc dù sinh tụ ở những địa bàn không thuận lợi về tự nhiên như: đất đai, khí hậu, giao thông đi lại… nhưng dân tộc Co từ xưa đến nay vẫn là một dân tộc rất cần cù, chịu khó, sống chan hòa, ngay cả trong cuộc sống mỗi gia đình cũng như ở phạm vi làng bảng, xã thôn.
Dưới chế độ thực dân phong kiến các dân tộc thiểu số có dân số ít ở trong vùng phần lớn phụ thuộc vào tàng lớp quý tộc Thái. Họ chịu số phận là những kẽ phụ thuộc, phải làm lao dịch, cống nạp cho các chủ đất. Từ mối quan hệ phụ thuộc về chính trị, kinh tế, xã hội đã chi phối mối quan hệ về văn hóa. Từ cấu trúc nhà cửa, cách ăn vận đến phong tục, tập quán trong sinh đẻ, cưới xin, ma chay… đều in đậm sắc thái của văn hóa Thái.
Tuy nhiên mỗi dân tộc mỗi nhóm tộc người vẫn duy trì, gìn giữ được những nét độc đáo của mình để đến ngày nay ta có thể phân biệt được giữa dân tộc này với dân tộc khác, trong đó đóng vai trò chủ đạo là ngôn ngữ, bản sắc văn hóa và ý thức tự giác tộc người. Nhưng cũng phải thấy rằng nếu không có cuộc cách mạng, không có độc lập thì chắc chắn có nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta, trong đó có dân tộc Co, sẽ dần dần không còn tên trong bảng đồ và trong danh mục tộc người của cả nước, sẽ không có đại diện của dân tộc đó ở các cơ quan lập pháp và hành pháp các cấp từ địa phương đến Trung Ương.
Chú Thích:
(1) Việt – Mường: bao gồm những cộng đồng: Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào không chỉ sinh sống trên các miền châu thổ kéo dài, rộng, phì nhiêu, suốt từ Bắc chí Nam theo bờ công của lục địa mà còn lan tận đến cả những miền chân núi…
(2 )Lý sơn: huyện đảo thuôch tĩnh Đà Nẵng
(3) Gia đình lớn: là những gia đình có liên hệ thân thuộc với nhau, mõi gia đình có những hoạt động kinh tế riêng, và có bếp riêng
(4) Họ Hồ: là vì họ ngưỡng mộ vị cha già kính yêu của dân tộc “Hồ Chí Minh”
(5 ) Họ Phạm: là vị thủ tướng Phạm Văn Đồng
(6) Ông mối: thương là những người đàn ông đã lập gia đình, vợ còn sống, con cái đề huề, có cả con trai lẫn con gái. Ông mối thường là những người biết ăn nói, thông thuộc các tục lệ cưới xin của buôn làng, gia đình thuộc diện có kinh tế khá giả.
(7) Bánh: thường tới hàng trăm chiếc, là loại bánh được gói bằng lá đót
(
Thịt: chủ yếu là thịt chuột và đùi lợn
(9) Bà Mụ: thường là những người đàn bà đã cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh đẻ và nuôi dạy con cái.