Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
http://bomonlicTrang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Ấn Độ (1945-1950)
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeTue Jul 13, 2010 11:14 am by

» Sự thành lập Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam –ASEAN
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:43 pm by

» Bốn “con Rồng” nhỏ xuất hiện ở châu Á từ sau chiến tranh thứ hai (1945)
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:41 pm by

» Tình hình khu vực Trung Đông từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến 1991
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:40 pm by

» Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ên Độ. Những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và ngoại giao của nước Cộng hòa Ên Độ từ năm 1950 đến năm 1991.
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:39 pm by

» Nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu? Nêu những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp?
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:36 pm by

» ? Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) đã diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô?
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeTue May 04, 2010 10:34 pm by

» Góp ý kiến
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSun May 02, 2010 7:30 pm by

» Trải qua 20 năm tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:31 pm by

» Những thắng lợi về quân sự, chính trị và kinh tế của quân và dân hai miền Nam – Bắc trong thời kì chống “Việt Nam hoá” chiến tranh từ 1969 đến 1973.
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSun Apr 25, 2010 8:29 pm by

» Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960)tại Hà Nội .
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:03 pm by

» Trình bày điều kiện bùng nổ ,diễn biến , kết quả và ý nghĩa của Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ?
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:02 pm by

» Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ 1954.
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 9:01 pm by

» Chiến dịch Biên Giới Thu-đông 1950
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:59 pm by

May 2024
SunMonTueWedThuFriSat
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031 
CalendarCalendar
Đồng Hồ

More Goodies @ NackVision
Top posters
nguyentoan (143)
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_leftGợi ý giải đề thi môn Lịch sử I_voting_barGợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_right 
fudo85 (45)
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_leftGợi ý giải đề thi môn Lịch sử I_voting_barGợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_right 
linhlinh_92 (32)
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_leftGợi ý giải đề thi môn Lịch sử I_voting_barGợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_right 
xuanhoa20 (4)
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_leftGợi ý giải đề thi môn Lịch sử I_voting_barGợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_right 
Tran Minh Huy (1)
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_leftGợi ý giải đề thi môn Lịch sử I_voting_barGợi ý giải đề thi môn Lịch sử Poll_right 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 68 người, vào ngày Tue Aug 08, 2017 2:40 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 7 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: nhocconluoihoc92

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 225 in 207 subjects

 

 Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyentoan
Admin
Admin
nguyentoan


Tổng số bài gửi : 143
Points : 417
Join date : 20/03/2010
Age : 35
Đến từ : Trường Đại học Cần Thơ

Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Empty
Bài gửiTiêu đề: Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử   Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử Icon_minitimeMon Apr 05, 2010 3:51 pm

Đề I

A- Lịch sử Việt Nam (7 điểm)

Câu 1(3 điểm):

1- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930

a- Hoàn cảnh lịch sử

- Đến cuối năm 1929 ở Việt Nam đã có đủ các yếu tố để thành lập Đảng: Phong trào yêu nước phát triển mạnh, phong trào công nhân phát triển mạnh, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá vào trong nước, giai cấp công nhân đã thực sự trở thành lực lượng tiên phong.

- Năm 1929 ở Việt Nam đã có 3 tổ chức Cộng sản, nhưng 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, ảnh hưởng không tốt đến phong trào.

- Thực tiễn cách mạng lúc đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng của giai cấp công nhân.

- Quốc tế Cộng sản đã ủy nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất.

- Nguyễn Ái Quốc đã về Hương Cảng - Trung Quốc mời các đại biểu của 3 tổ chức Cộng sản sang đây họp. Hội nghị đã họp từ 3/2/1930 đến 7/2/1930.

b. Nội dung Hội nghị

- Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình thế giới và trong nước, phê phán những hành động thiếu thống nhất của 3 tổ chức và đề nghị thống nhất thành một Đảng duy nhất.

- Hội nghị đã nhất trí:

+ Bỏ mọi thành kiến, thành thật hợp tác

+ Lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo với 5 nội dung chính:

* Tính chất các giai đoạn của Cách mạng Việt Nam: Lúc đầu làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

* Nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng tư sản dân quyền. Đánh đuổi đế quốc giành độc lập cho dân tộc, đánh đổ địa chủ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

* Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân đồng thời phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... theo cách mạng.

* Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

- Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24/2/1930 Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam.

- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam.

- Nó chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cách mạng Việt Nam đã thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

- ĐCS VN ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này.

Câu 2 (4 điểm):

1. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh.

a. Âm mưu của Mỹ

- 1969 Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã đề ra chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

- "Việt Nam hóa chiến tranh" là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp đô la, vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh, nhằm chống lại nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản: "Dùng người Việt đánh người Việt" để giảm xương máu của người Mỹ trên chiến trường

b. Thủ đoạn của Mỹ

- Tăng viện trợ quân sự cho ngụy, để quân ngụy có thể "Tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh"...

- Tăng viện trợ kinh tế cho ngụy, để quân ngụy chiếm đất giành dân với cách mạng.

- Tăng đầu tư vốn, kỹ thuật để có thể bóc lột nhiều hơn về kinh tế.

- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia.

- Bắt tay cấu kết với các nước lớn XHCN để cô lập cuộc kháng chiến của ta.

2. Những thắng lợi quân sự chủ yếu trên các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia đoàn kết chống Mĩ từ 1969 đến 1972.

- Nhằm đối phó với âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ ngày 6/6/1969 chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập để lãnh đạo nhân dân.

- Ngày 24 và 25/4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương đã họp ở Hà Nội để biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mỹ.

- Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân giải phóng miền Nam có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ, ngụy Sài Gòn

- Nửa đầu năm 1970, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, giải phóng Atôpơ, Saravan và Nam Lào

- Từ 12/2 đến 21/3/1971, quân dân ta phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 - Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ, ngụy Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương

- Ngày 30/3/1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược mới đánh vào Quảng Trị và phát triển khắp chiến trường miền Nam, chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

- Với những thắng lợi của ta ở chiến trường Đông Dương, Mỹ đã phải tuyên bố "Mỹ hóa" trở lại cuộc chiến tranh (Tức là thừa nhận thất bại của "Việt Nam hóa chiến tranh").

B- Lịch sử Thế giới (3 điểm)

1- Diễn biến chính của cuộc nội chiến ở Trung Quốc(1946-1949).

a- Hoàn cảnh lịch sử

- Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, cục diện cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có nhiều biến động, lại được sự giúp đỡ của Liên Xô, cách mạng Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để phát triển.

- Tập đoàn Tưởng Giới Thạch được Mỹ giúp đỡ đã huy động toàn bộ lực lượng tấn công vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc nội chiến bắt đầu.

b. Diễn biến: Cuộc nội chiến chia làm 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: Do lực lượng lúc đầu còn chênh lệch, Quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, ra sức xây dựng, củng cố lực lượng về mọi mặt, tiêu diệt sinh lực địch.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 7/1947 đến tháng 10/1949

+ Quân cách mạng đã chuyển sang phản công, giải phóng các vùng do Quốc dân đảng thống trị

+ Tháng 4/1949: Quân Giải phóng vượt sông Trường Giang tiến về Nam Kinh. Ngày 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của tập đoà.n Tưởng Giới Thạch sụp đổ

+ Ngày 1/10/1949 Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.

c- Ý nghĩa lịch sử của việc Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời:

- Lật đổ được ách thống trị của đế quốc, phong kiến, tư sản mại bản

- Mở ra kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH

- Tăng cường lực lượng của CNXH và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới

Đề II:

A- Lịch sử Việt Nam (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công:

1, Khó khăn do đế quốc bao vây và can thiệp

- Chỉ mười ngày sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đội quân của các nước trong phe Đồng minh đã lũ lượt kéo vào nước ta với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực tế đã tìm mọi cách để phá hoại cách mạng nước ta.

- Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng (có Mỹ giúp sức) khi vào nước ta đã nuôi dã tâm: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động làm tay sai cho chúng. Vì vậy, khi vào nước ta, họ đã kéo theo bọn tay chân nằm trong các tổ chức phản động như Việt Quốc, Việt Cách. Bọn này đã dựng chính quyền phản động ở một số nơi. Hàng ngày, họ gây ra các vụ cướp bóc, giết người, tuyên truyền kích động quần chúng chống lại cách mạng.

- Ở miền Nam: Hơn 1 vạn quân Anh khi vào nước ta đã tỏ rõ thái độ thù địch với nhân dân ta. Chúng yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả tù binh Pháp do Nhật giam giữ sau ngày 9/3/1945 rồi trang bị vũ khí cho bọn này. Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Các lực lượng phản động cũng nổi lên làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.

2, Khó khăn về kinh tế

- Nạn đói đe dọa nghiêm trọng đến đời sống nhân dân

- Tài chính khan hiếm: (hơn 1 triệu đồng rách nát) Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương. Thêm vào đó, quân Tưởng lại tung ra thị trường các loại tiền “quốc tệ”, “quan kim” đã mất giá trị làm cho tài chính nước ta thêm rối loạn.

3, Khó khăn về chính trị, xã hội

- Chính quyền của ta còn trong giai đoạn trứng nước, lực lượng vũ trang non yếu.

- Hơn 90% dân số không biết chữ, nhiều tệ nạn xã hội cũ để lại.

4- Kết luận

Những khó khăn lúc này đã trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chính quyền cách mạng. Trong đó, nguy hiểm nhất là kẻ thù bên ngoài và bọn tay sai. Vì vậy, có thể nói: Vận mệnh Tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Câu 2: (4 điểm)

Khái quát diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân dân ta ở miền Nam

1, Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam đã thay đổi có lợi cho ta. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã họp (từ 30/9 đến 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng đã họp từ 18/12/1974 đến 8/1/1975 để ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975-1976) nhưng Bộ Chính trị lại nhận định “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

2, Khái quát diễn biến

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trải dài qua 3 chiến dịch (chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh)

a, Chiến dịch Tây Nguyên

- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều chú ý và cố gắng nắm giữ.

- Ngày 4/3/1975, ta đánh nghi binh ở Plây-cu, Kontum

- Ngày 10/3/1975, ta tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột, sau hai ngày chiến đấu, ta đã giải phóng và làm chủ thị xã.

- Ngày 14/3/1975 địch được lệnh rút khỏi Tây Nguyên

- Ngày 16/3/1975 ta truy kích địch trên đường chúng rút chạy

- Ngày 24/3/1975 ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên

- Chiến thắng Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ sang một giai đoạn mới: Từ cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

- Ngày 19/3/1975 ta giải phóng Quảng Trị. Địch lo sợ bỏ chạy về giữ Huế và Đà Nẵng.

- Ngày 21/3/1975 ta đã chặn các đường rút chạy của địch và bao vây địch trong thành phố Huế.

- Ngày 25/3/1975 ta tiến vào giải phóng cố đô Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Cũng thời gian này ta đã giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai.

- Sáng ngày 29/3/1975 quân ta từ các hướng tấn công thẳng vào Đà Nẵng và đến chiều 29/3/1975 ta chiếm toàn bộ Đà Nẵng.

- Cùng thời gian với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, các tỉnh ở ven biển miền Trung, 1 số tỉnh ở Nam Bộ và các đảo ở miền Trung lần lượt được giải phóng.

- Chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã gây nên tâm lý tuyệt vọng trong ngụy quân, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh

- Ngày 25/3/1975 Bộ Chính trị ra quyết định "Giải phóng miền Nam trước mùa mưa" và quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

- Ngày 8/4/1975 ta lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định

- Ngày 9/4/1975 ta tấn công Xuân Lộc, 21/4 ta giải phóng Xuân Lộc

- Ngày 16/4/1975 ta chiếm Phan Rang

- Ngày 21/4/1975 Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống. Quân ta nhanh chóng áp sát Sài Gòn, hình thành thế bao vây.

- Ngày 26/4/1975 quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân được lệnh vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào Sài Gòn

- Ngày 28/4/1975 ta đánh sân bay Tân Sơn Nhất

- Đêm 28/4 ngày 29/4/1975 tất cả các cánh quân đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch

- Ngày 30/4/1975: 10h45 phút xe tăng của ta tiến vào dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ ngụy quyền trung ương, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h30 phút lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc Phủ Tổng thống ngụy báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh

- Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện cho quân dân ta nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam Bộ

- Ngày 2/5/1975 tòan bộ miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng

B- Lịch sử Thế giới (3 điểm)

Như đề I

Trần Thị Minh Hiển
Về Đầu Trang Go down
http://bomonlichsu.turtle-forum.net
 
Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÁC BỨC ẢNH LỊCH SỬ ĐOẠT GIẢI CAO
» Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2008 ( đề 1)
» Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2007
» Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ? Giải thích nguồn gốc cái tên Ấn Độ?
» Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TRI THỨC PHỔ THÔNG :: Luyện Thi Đại Học Khối C-
Chuyển đến